QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ



Trong hai ngày 17 và 18/6/2023, Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM đã tổ chức buổi trao đổi học thuật về quản trị chiến lược, với sự chia sẻ của Prof. Dr. Andrew Joshep đến từ Viện Quản lý Malaysia.

blog-post-image

Buổi trao đổi học thuật đã thu hút sự quan tâm của nhiều Thầy Cô, các học viên lớp cao học cũng như sinh viên DHV. Nội dung chủ đề “Quản trị chiến lược” được đánh giá là thú vị và thiết thực vì có thể áp dụng kiến thức trong môi trường làm việc thực tế, đặc biệt tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.

blog-post-image

Quản trị chiến lược là một trong những phương pháp quản trị được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhằm mục đích thiết lập, quản lý và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra.

blog-post-image

Để nói về vấn đề này, Prof. Dr. Andrew Joshep cho rằng: “Quản trị chiến lược được tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp, chúng ta có thể chia thành ba cấp. Cấp công ty; Cấp kinh doanh; Cấp chức năng (cấp này chịu trách nhiệm cho các hoạt động trong đơn vị kinh doanh như: vận hành, marketing,...)

blog-post-image

Đối với doanh nghiệp thì quản trị chiến lược có vai trò cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức trong thị trường cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt như hiện nay.

blog-post-image

Prof. Dr. Andrew Joshep nhấn mạnh đến vai trò của việc phân tích chiến lược trong sự biến đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay là rất quan trọng. Bởi phân tích chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh. Các đánh giá, phân tích thực hiện nhằm hình thành các chiến lược hoạt động dài hạn mang đến các tầm nhìn cho những giai đoạn khác nhau trong tương lai. Ngoài ra, phân tích chiến lược để tìm ra những cơ hội, thách thức.

blog-post-image

Để có thể thực hiện tốt việc phân tích chiến lược, Prof. Dr. Andrew Joshep đề cao việc chúng ta cần phải hiểu được cách phân tích 7P trong merketing, cụ thể: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình). Bên cạnh đó, phân tích về nguồn lực cũng là yếu tố nội bộ quan trọng thông qua 5M bao gồm Nhân lực (Manpower- nhân sự), Nguyên vật liệu (Materials- Sản xuất), Máy móc (Machinery- Thiết bị), Tiền (Money-Tài chính) và Phương pháp (Method-Quy trình).

blog-post-image

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải thích ứng linh hoạt với sự đổi mới của thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần phải phân tích và đánh giá để đưa ra chiến lược phù hợp nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững.

blog-post-image

Trong tương lai, DHV sẽ còn tổ chức nhiều buổi trao đổi học thuật với sự chia sẻ kiến thức của các diễn giả trong nước cũng như các diễn giả đến từ các trường đại học, các viện đào tạo của nước ngoài với mục đích là giúp học viên, sinh viên trường có thể tiếp nhận những kiến thức mới nhất và hơn nữa là để nâng tầm chất lượng giáo dục của nhà trường.