Chào mừng đến với Trường Đại Học Hùng Vương TP. HCM
logo
Địa chỉ 736 Nguyễn Trãi, Q.5, TP. HCM
Ngành quản trị kinh doanh

CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 7340101

Hình thức đào tạo: Chính quy

1. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành Quản trị Tổng hợp – Quản trị kinh doanh quốc tế - Quản trị marketing, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có kiến thức và tư duy tổng hợp về kinh doanh và kinh tế…

  • Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề doanh nghiệp sẽ gặp phải khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nhiều mặt như: hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, lựa chọn thị trường, quản trị tác nghiệp, marketing, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực…

  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.

  1. Mục tiêu cụ thể

    1. Kiến thức

Có kiến thức khoa học cơ bản vững vàng:

  • Có hiểu biết tốt về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

  • Có hiểu biết về lý luận chính trị; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.

Có kiến thức chuyên môn vững chắc về quản trị kinh doanh:

  • Nắm vững kiến thức về quản trị kinh doanh, am hiểu các quy trình, chính sách quản lý các tổ chức; phân tích các hoạt động; hoạch định chính sách, chiến lược duy trì và phát triển các tổ chức.

  • Có kiến thức hiện đại về quản trị kinh doanh (sản xuất, dịch vụ) ở các tổ chức trong nước và quốc tế.

  1. Kỹ năng 

* Kỹ năng nghề nghiệp: Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp về quản trị kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu công việc:

  • Kỹ năng tư duy: có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức.

  • Kỹ năng nhân sự: có khả năng làm việc, tổ chức động viên, điều khiển cá nhân và tập thể nhằm khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức.

  • Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế... 

* Các kỹ năng khác có liên quan: Có năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế thuộc chuyên ngành được đào tạo:

  • Có khả năng tham gia nghiên cứu, soạn thảo chế độ, chính sách kinh doanh tại các tổ chức.

  • Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trách nhiệm công dân: chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các quy định của tổ chức làm việc.

  • Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn:

  • Có ý thức kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp và tự tin trong công việc.

  • Có lòng yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân.

  • Có khả năng sáng tạo trong công việc, cập nhật kiến thức:

  • Năng động, sáng tạo, cầu tiến trong công việc.

  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ.

* Vị  trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Người tốt nghiệp trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh có thể: 
  • Làm việc tại các tổ chức sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ; các cơ quan nghiên cứu, quản lý, đào tạo... thuộc lĩnh vực kinh tế.

  • Tự quản lý các công ty với quy mô vừa và nhỏ chuyên sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ.

1.2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh.

  • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh.

  • Có khả năng học tiếp cao học, nghiên cứu sinh ngành quản trị kinh doanh.

2. CHUẨN ĐẦU RA (Learning Outcomes)

2.1. Kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

  • Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. 

  • Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước. 

  • Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bận 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam. 

  • Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản. 

2.1.2. Khối kiến thức cơ sở  

  • Có phương pháp luận khoa học để giải quyết các vấn đề kinh tế, kinh doanh.

  • Có kiến thức Toán, Khoa học tự nhiên để ứng dụng nghiên cứu, giải quyết vấn đề của tổ chức

  • Có kiến thức Khoa học xã hội và Nhân văn để ứng dụng giải quyết các vấn đề của tổ chức

  • Có kiến thức cơ bản về lý thuyết kính tế cả vi mô, cả vĩ mô và quản lý

  • Có kiến thức tài chính và kế toán để giải quyết các vấn đề kinh tế và quản lý.

  • Có khả năng hiểu và hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong kinh tế và kinh doanh.

2.1.3. Khối kiến thức ngành

  • Có kiến thức và khả năng tư duy hệ thống trong giải quyết các vấn đề quản trị trong tổ chức

  • Có kiến thức cơ bản về quản trị, cạnh tranh, sản xuất, đầu tư, phân phối và khách hàng.

  • Có kiến thức luật pháp trong kinh doanh và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp.

  • Khả năng ứng dụng kiến thức để phản biện và xây dựng chiến lược kinh doanh.

  • Khả năng ứng dụng kiến thức để hoạch định và tổ chức hoạt động kinh doanh

2.1.4. Khối kiến thức bổ trợ

  • Có khả năng tư duy hệ thống khi tiếp cận các vấn đề cuộc sống, nghề nghiệp

  • Có khả năng sắp xếp những vấn đề phát sinh và khả năng tương tác trong hệ thống.

  • Có khả năng sắp xếp và xác định các yếu tố trọng tâm trong giải quyết vấn đề

  • Có khả năng phân tích ma trận và chọn giải pháp hợp lý trong quản trị

2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp

* Kỹ năng

  • Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị trước cộng đồng

  • Nhận thức được những kiến thức về pháp luật, lịch sử và văn hóa

  • Nhận thức được những lợi ích trong kinh doanh mang lại cho xã hội

  • Nhận thức được vấn đề mang tính thời sự

  • Có khả năng quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức

  • Có khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa

  • Có khả năng quản trị những rủi ro trong kinh doanh 

  • Có khả năng quản trị sự thay đổi trong kinh doanh

* Cơ hội nghề nghiệp

  • Có ý thức tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần

  • Có khả năng tự học hỏi và cập nhật kiến thức mới vào kinh doanh

  • Có khả năng xây dựng mục tiêu cá nhân với sự phát triển nghề nghiệp

  • Có khả năng vận dụng các phương pháp, các công cụ để tự nghiên cứu

  • Có khả năng nắm bắt và vận dụng công nghệ mới đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.

  • Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

  • Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học. 

2.4. Phẩm chất cá nhân

  • Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin; 

  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc;

  • Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, công chính, có trách nhiệm với công dân, tôn trọng pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA HỌC

Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình phải tích lũy: 127

(Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng). 

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và đề án tuyển sinh của Trường

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Đào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.

6. THANG ĐIỂM: Tính theo thang điểm 10 (từ 0÷10), quy tương đương sang điểm chữ và điểm 4 theo quy định của Nhà trường.

Thực hiện theo theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.

7. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH

7.1

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

 

 

 

7.1.1

Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

11

11

 

1

6026

Triết học Mác – Lênin

3

3

 

2

6027

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

2

 

3

6028

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

 

4

6029

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

 

5

6030

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

7.1.2

Khoa học xã hội

 

 

 

7.1.2.1

PHẦN BẮT BUỘC

5

5

 

6

6003

Pháp luật đại cương

2

2

0

7

10101

Quản trị học

3

3

0

7.1.2.2

PHẦN TỰ CHỌN  (Chọn 1 trong số các HP sau)

3

3

 

8

7001

Tiếng Anh bổ sung(I)

3

3

0

9

10104

Kỹ năng mềm

3

3

0

7.1.3

Ngoại ngữ 

9

9

0

10

7002

Tiếng Anh 1(II)

3

3

0

11

7003

Tiếng Anh 2

3

3

0

12

7004

Tiếng Anh 3

3

3

0

7.1.4

Toán học - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường

9

9

 

13

6007

Tin học đại cương

3

3

 

14

6009

Lý thuyết xác suất thống kê 

3

3

0

15

6008

Toán cao cấp

3

3

0

7.1.5

Giáo dục thể chất

 

 

3

16

6010

Giáo dục thể chất (Phần 1) (*)

1

0

1

17

6011

Giáo dục thể chất (Phần 2) (*)

1

0

1

18

6012

Giáo dục thể chất (Phần 3) (*)

1

0

1

7.1.6

20

Giáo dục quốc phòng

 

 

 

7.2

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

 

 

 

7.2.1

Kiến thức cơ sở  ngành

21

21

 

19

10201

Kinh tế vi mô

3

3

0

20

10202

Kinh tế vĩ mô

3

3

0

21

5001

Nguyên lý kế toán

3

3

0

22

10102

Marketing căn bản

3

3

0

23

10203

Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

3

3

0

24

10204

Luật kinh tế

3

3

0

25

10205

Phương pháp nghiên cứu Khoa học

3

3

0

7.2.2

Kiến thức ngành (>=30 TC)

31

31

 

 

PHẦN BẮT BUỘC

29

29

 

26

10206

Quản trị Marketing 

3

3

0

27

10208

Quản trị nguồn nhân lực

3

3

0

28

10209

Quản trị chất lượng

3

3

0

29

10210

Quản trị tài chính 

3

3

0

30

10211

Quản trị chiến lược

3

3

0

31

10212

Quản trị kinh doanh quốc tế (1)

3

3

0

32

10213

Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư

2

2

0

33

10216

Quản trị rủi ro

3

3

0

34

11202

Kinh tế lượng ứng dụng

3

3

0

35

7082

Tiếng Anh chuyên ngành (KD + TM)

3

3

0

 

PHẦN TỰ CHỌN (Chọn 1 trong số các HP sau)

2

2

 

36

10207

Hành vi tổ chức

2

2

0

37

10215

Văn hóa và đạo đức kinh doanh

2

2

0

38

10217

Thương mại điện tử

2

2

0

39

10214

Kinh tế quốc tế

2

2

0

40

11604

Thanh toán quốc tế

2

2

0

41

11304

Thị trường tài chính

2

2

0

42

11310

Hoạt động kinh doanh ngân hàng

2

2

0

43

10218

Quản trị công nghệ

2

2

0

44

5007

Kế toán quản trị

3

3

0

7.2.3

Kiến thức bổ trợ

8

8

 

45

11201

Lý thuyết tài chính - Tiền tệ

3

3

0

46

11307

Thuế

2

2

0

47

10103

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

3

3

0

7.2.4 Kiến thức chuyên ngành 

18

18

 

7.2.4.1 Chuyên ngành Quản trị 

 

 

 

1

10302

Quản trị công ty đa quốc gia

2

2

0

2

10401

Quản trị dịch vụ

2

2

0

3

10402

Quản trị sản xuất 

2

2

0

4

10403

Quản trị dự án

2

2

0

5

10301

Quản trị khởi nghiệp

2

2

0

6

10404

Hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean)

2

2

0

7

10219

Quản trị kinh doanh quốc tế (2)

2

2

0

8

10406

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn

2

2

0

9

10305

Báo cáo chuyên đề

2

2

0

7.2.4.2 Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế

 

 

 

1

10601

Quản trị Logistics

3

3

0

2

10602

Quản trị kinh doanh quốc tế (2)

3

3

0

3

10303

Marketing quốc tế

2

2

0

4

10302

Quản trị công ty đa quốc gia

2

2

0

5

10603

Quan hệ kinh tế quốc tế

2

2

0

6

10604

Quản trị tài chính quốc tế

2

2

0

7

10301

Quản trị khởi nghiệp

2

2

0

8

10305

Báo cáo chuyên đề

2

2

0

7.2.5

Thực tập/ thực tế

6

 

6

7.2.5.1

10304

Kiến tập

2

 

2

7.2.5.2

10306

Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

7.2.6

Khóa luận tốt nghiệp/ Môn học tương đương

6

 

6

 

10307

Khóa luận tốt nghiệp

6

 

6

 

 

Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

6

 

6

 

 

 

-  Môn thay thế 1 (Môn thuộc kiến thức bổ trợ)

2

 

 

 

 

-  Môn thay thế 2 (Môn thuộc kiến thức bổ trợ)

2

 

 

 

 

-  Môn thay thế 3 (Môn chuyên ngành)

2

 

 

Tổng toàn khóa (Tín chỉ)

127

115

12

8. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA TỪNG MÔN HỌC

  1. Triết học Mác-Lênin 

Học phần học trước: Không

Mục tiêu môn  học: 

  • Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin.

  • Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việt nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác. 

  • Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bài những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thánh kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

  1. Kinh tế chính trị Mác-Lênin 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin

Mục tiêu môn  học: 

  • Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học.

  • Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí viết làm và cuộc sống sau khi ra trường

  • Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, trong đó: chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng co bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nện kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. 

  1. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Mục tiêu môn  học: 

  • Về kiến thức: sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin

  • Về kỹ năng: sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc xam xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.

  • Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 7 chương: chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học. 

  1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Học phần học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mục tiêu môn  học: 

  • Về nội dung: Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu trang giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vễ Tổ quốc thời ký cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).

  • Về tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào.   

  • Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 4 chương: chương nhập môn trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn (đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam); từ chương 01 đến chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam theo mục tiêu môn học. 

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mục tiêu môn  học: 

  • Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản VIệt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

  • Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.

  • Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.   

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh;  Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức. 

  1. Pháp Luật đại cương

Học phần học trước: không

Mục tiêu môn học: Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật. Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về: quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Từ đó phân tích: Cấu trúc bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật. Một số nội dung cơ bản của luật Hành chính, luật Dân sự, luật Hình sự.

  1. Quản trị học

Học phần học trước: không

Mục tiêu môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản ñể có thể lãnh ñạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức trong các lĩnh vực khác. Sau khi học môn này, sinh viên sẽ: 

  • Hiểu Quản trị là gì, và biết những công việc của nhà quản trị. 

  • Có kiến thức và kỹ năng để quản trị có hiệu quả.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung của môn học bao gồm: Các khái niệm về quản trị và quản trị tổ chức. Lý thuyết hệ thống của tổ chức. Diễn biến các tư tưởng quản trị qua các thời kỳ. Vận dụng các quy luật trong quản trị và các nguyên tắc quản trị. Hệ thống thông tin và ra quyết định. Chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, quản trị viên và các kỹ năng. Quản trị sự thay đổi.

  1. Tiếng Anh bổ sung

Học phần học trước: Dành cho sinh viên chưa đạt điểm đầu vào của kỳ thi xếp lớp

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên ôn lại các kiến thức ngữ pháp và bắt đầu làm quen các điểm ngữ pháp chuyên sâu, tập trung vào các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhằm từng bước định hình phát triển các kỹ năng cơ bản cho sinh viên để có thể vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như: ăn uống đều độ, mô tả các món ăn địa phương, chủ đề về tính cách, hội họa, bảo tàng mỹ thuật, thời đại công nghệ thông tin, giá trị và đạo đức.

  1. Kỹ năng mềm

Học phần học trước: không

Mục tiêu môn học: Để phát triển một cách toàn diện, mỗi cá nhân đều phải tích lũy cho riêng mình một “kho tàng” các kỹ năng mềm cần thiết. Những người giỏi kỹ năng mềm, họ có khả năng kết nối tập thể lại với nhau, cũng như giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Kỹ năng mềm không chỉ giúp bạn dễ dàng thích ứng, hòa nhập tốt hơn mà nó còn là bước đệm vững chắc để đánh giá năng lực, con đường thăng tiến trong công việc. Đây cũng chính là lý do hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay sẽ đề cao những ứng viên sở hữu nhiều kỹ năng mềm hơn bởi vì họ muốn làm việc chung với những người nhanh nhạy, hoạt bát.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tư duy, khoa học, đồng thời biết các tổ chức công việc và quản lý quỹ thời gian của mình một cách hiệu quả nhất. Sau khi học xong học phần sinh viên có thể hiểu và biết cách tổ chức công việc và quản lý hiệu quả quỹ thời gian của cá nhân, cũng như khi tham gia học tập, lao động, làm việc nhóm.

  1. Tiếng Anh (1)

Học phần học trước: Dành cho sinh viên đạt điểm đầu vào của kỳ thi xếp lớp

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên làm quen các điểm ngữ pháp chuyên sâu, tập trung vào các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhằm từng bước định hình phát triển các kỹ năng cơ bản cho sinh viên để có thể vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như: giao tiếp hằng ngày, các vấn để liên quan sức khỏe, lên kế hoạch tổ chức sự kiện, đánh giá về chất lượng dịch vụ, thói quen đọc sách, các thảm họa tự nhiên, ...

  1. Tiếng Anh (2)

Học phần học trước: Dành cho sinh viên đã hoàn thành Tiếng Anh 1

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên làm quen các điểm ngữ pháp chuyên sâu, tập trung vào các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhằm từng bước định hình phát triển các kỹ năng cơ bản cho sinh viên để có thể vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như: các vấn để liên quan đến hoạch định kế hoạch trong cuộc sống; những kỹ năng, phẩm chất phù hợp cho một công việc; những phong tục, truyền thống, kỳ nghỉ trên thế giới; những khám phá và phát minh trong lịch sử và tương lai; các vấn đề về chính trị; vị trí địa lý và vẻ đẹp thế giới;...

  1. Tiếng Anh (3)

Học phần học trước: Dành cho sinh viên đã hoàn thành Tiếng Anh 2.

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên làm quen các điểm ngữ pháp chuyên sâu, tập trung vào các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhằm từng bước định hình phát triển các kỹ năng cơ bản cho sinh viên để có thể vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật và gần gũi trong cuộc sống như: mô tả các vấn đề liên quan đến tính cách, hành vi của con người, những cách sáng tạo để đạt được mục tiêu; Âm nhạc và nghệ thuật, mô tả niềm đam mê nghệ thuật, thể hiện quan điển trái chiều một cách lịch sự, thảo luận những lợi ích mà nghệ thuật mang lại cho chúng ta; Tiền bạc, tài chính và chi tiêu của chúng ta, nói về những hoạt định và kế hoạch tài chính, thảo luận về mặt tốt và xấu của quant lý tiền bạc; Diện mạo về quần áo, mô tả chi tiết về cách ăn mặc, nói về sự thay đổi những tập tục trong cách thức ăn mặc; Cộng đồng, yêu cầu một cách lịch sự ai đó đừng làm việc gì, thảo luận về ý nghĩa cộng đồng, ...

  1. Tin học đại cương

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Mục tiêu môn học: 

  • Hiểu được cách quản lý thông tin trong máy tính và truy tìm thông tin trên Internet. Bước đầu biết được cách ứng dụng CNTT vào công việc của mình.

  • Quản lý files và folders trong môi trường Windows, truy tìm thông tin trên internet để phục vụ cho nhu cầu công việc.

  • Soạn thảo văn bản phức tạp, áp dụng vào việc soạn thảo báo cáo, dự án, giáo án, luận văn, tiểu luận..

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này giúp người học đáp ứng yêu cầu tin học cơ bản theo Quyết định 145/QĐ-ĐHHV ngày 17/07/2017 về việc ban hành Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học không chuyên áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nội dung học phần gồm: Một số khái niệm về tin học và máy tính; Hệ điều hành Windows, Windows Explorer, Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; Phần mềm bảng tính Microsoft Excel; Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; Trình duyệt web và thư điện tử.

  1. Lý thuyết xác xuất thống kê

Học phần học trước: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô. 

Mục tiêu môn học: Hiểu và biết tính khả năng xảy ra (xác suất) của các biến cố ngẫu nhiên và biết áp dụng một cách thích hợp trong thực tiễn. Giúp sinh viên có cơ cở toán xác suất thống kê cho các nghiên cứu định lượng của các học phần sau, cho thực tiễn công việc sau tốt nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần được kết cấu thành hai phần tương đối độc lập nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau về nội dung: Phần lý thuyết xác suất giới thiệu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất. Phần thống kê toán bao gồm các nội dung như cơ sở lý thuyết về điều tra chọn mẫu, phương pháp phổ biến trong điều tra, khảo sát các dữ liệu kinh tế; Các phương pháp ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê. 

  1. Toán cao cấp

Học phần học trước: Không

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên có kiến thức và tư duy logic toán, nền tảng cho mọi nghiên cứu – học tập trong nhà trường cũng như logic trong xử lý công việc sau tốt nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp kiến thức đại cương về tập hợp, quan hệ và logic suy luận, các kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản lý; Ma trận và định mức; Hệ phương trình tuyến tính; Dạng toàn phương; Hàm số giới hạn; Phép toán vi phân đối với hàm số một biến số; Hàm nhiều biến và hàm ẩn; Các bài toán cực trị; Phép tính tich phân; Phương trình vi phân.

  1. Giáo dục thể chất (1)

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

  1. Giáo dục thể chất (2)

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học

  1. Giáo dục thể chất (3)

Chương trình được thực hiện theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

  1. Giáo dục quốc phòng

Chương trình được thực hiện theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

  1. Kinh tế vi mô

Học phần học trước: Toán cao cấp.

Mục tiêu môn học: Sinh viên hiểu, vận dụng quy luật cung cầu, xác định giá cả trong mối quan hệ cung – cầu, các nhân tố ảnh hưởng cung – cầu – giá, và các biện pháp tối ưu hóa (bao gồm tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp) trong các loại thị trường khác nhau.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cung cầu, các hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế.

  1. Kinh tế vĩ mô

Học phần học trước: Toán cao cấp,  Kinh tế vi mô.

Mục tiêu môn học: Sinh viên nắm bắt được ý nghĩa các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản; Những nhân tố kinh tế vĩ mô chính ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh: lãi suất, lạm phát và tỷ giá; đọc hiểu và đánh giá được các thông tin kinh tế công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội; tổng sản phẩm quốc gia; lạm phát, tổng cung, tổng cầu, cân bằng kinh tế vĩ mô; Tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn – dài hạn; Vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại. 

  1. Nguyên lý Kế toán

Học phần học trước: Kinh tế vi mô,  Kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu môn học: Sinh viên được trang bị các nguyên tắc, nguyên lý chung của công tác kế toán áp dụng thống nhất trong tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế làm nền tảng cho việc học tập chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán như các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; Các nguyên tắc kế toán chung và phương pháp kế toán; Quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán của các quá trình kinh doanh chủ yếu; Các hình thức kế toán; Nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

  1. Marketing căn bản

Học phần học trước: Kinh tế vi mô

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nắm bắt các nguyên lý cơ bản của Marketing, để có thể vận dụng vào hoạt động marketing trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh doanh

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản nhất về những nguyên lý marketing như: hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing, môi trường marketing; Nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; Phương pháp luận nghiên cứu marketing, chính sách marketing căn bản và tổ chức quản trị marketing.

 

  1. Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

Học phần học trước: Lý thuyết xác suất thống kê, Kinh tế vi mô,  Kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên biết vận dụng các phương pháp thống kê trong thu thập và phân tích dữ liệu.Về kỹ năng, người học có nền tảng để sử dụng các phần mềm trong xử  lý dữ  liệu, đọc được các Bảng kết quả từ phần mềm cung cấp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp hệ thống các phương pháp thống kê nhằm  thu thập thông tin ban đầu, xử lý các thông tin đã thu thập, phân tích, dự đoán hiện tượng phục vụ cho mọi mục đích sử  dụng thông tin trong quản lý.

  1. Luật Kinh tế

Học phần học trước: Pháp luật đại cương; Kinh tế vi mô: Kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu môn học: Sinh viên hoàn tất học phần phải nắm bắt được các chủ thể, các điều khoản chính của bất kỳ một hợp đồng kinh tế; các yêu cầu về chủ thể ký kết để hợp đồng không bị mất hiệu lực; Cơ quan giải quyết khi có tranh chấp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung bao gồm địa vị pháp lý của doanh nghiệp; Nghĩa vụ kinh doanh; Quan hệ lao động trong doanh nghiệp; Chế độ hợp đồng kinh tế, cách thức giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; Giải quyết tranh chấp và phá sản doanh nghiệp.

  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần học trước: không có

Mục tiêu môn học: Giúp cho người học ứng dụng kết hợp với kiến thức chuyên môn để hình thành đề cương nghiên cứu và giải quyết đề tài nghiên cứu.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần mô tả có hệ thống qui trình nghiên cứu khoa học, cung cấp hệ thống tư duy và các phương pháp giúp người học xác định vấn đề nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, viết báo cáo nghiên cứu.

  1. Quản trị Marketing

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Marketing căn bản

Mục tiêu môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản trị marketing như: phân tích, lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing như là phương tiện để đạt được mục tiêu của tổ chức. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Sinh viên học phân tích các tình huống và tham gia hội thảo tập trung vào các nhiệm vụ quản trị marketing quan trọng: phân tích, đánh giá cơ hội marketing, hành vi tiêu dùng, phân khúc lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược marketing  và ra các quyết định marketing về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến.

  1. Quản trị Nguồn nhân lực

Học phần học trước: Quản trị học

Mục tiêu môn học: Mục tiêu của học phần này là phát triển khả năng của người học trong việc ứng dựng kiến thức quản trị nguồn nhân lực để thu hút, xây dựng, sử dụng, phát triển, đánh giá và bảo toàn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Học phần đề cập đến các nội dung về vai trò và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực, sự phân chia trách nhiệm nhân sự trong tổ chức, phân tích công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo, đãi ngộ, tuyển dụng và tạo động lực trong lao động.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp những kiến thức căn bản về hoạch định và phát triển nguồn nhân lực. Giúp sinh viên biết cách dự báo nhu cầu nhân lực, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành từ đó đề xuất các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực cho địa phương và tổ chức kinh doanh.

  1. Quản trị chất lượng

Học phần học trước: Quản trị học

Mục tiêu môn học: Cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về Quản trị chất lượng, giúp cho người học có thể nhận biết, đánh giá và đưa ra những giải pháp cho các vấn đề chất lượng có trong doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học nghiên cứu Hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm các yếu tố hợp thành: mục tiêu của hệ thống, các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra (sản phẩm, dịch vụ), các quá trình hoạt động và thông tin phản hồi. Cung cấp các kiến thức cơ bản về: chất lượng và quản lý chất lượng; các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến; cách thức xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các tổ chức nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường; các nguyên tắc và các phương pháp đánh giá chất lượng (chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, chất lượng hệ thống quản lý).

  1. Quản trị tài chính

Học phần học trước: Quản trị học, Lý thuyết tài chính tiền tệ

Mục tiêu môn học: hiểu và biết cách phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh để đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức triển khai thực hiện là yêu cầu có tính bắt buộc đối với các nhà quản trị tài chính, các chủ doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc, và công cụ của quản trị tài chính và các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, ứng dụng những nguyên tắc này trong việc đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và hiệu quả của giám đốc tài chính.Trong quá trình kinh doanh phải tìm cách giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, phải nắm vững và theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, chi ở tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, xác định được kết quả kinh doanh. Phải tính toán chính xác các thông số như: chi phí sử dụng các loại vốn, sử dụng hợp lý tín dụng thương mại, dùng các đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính doanh nghiệp.

  1. Quản trị chiến lược

Học phần học trước: Quản trị học, hành vi tổ chức, marketing căn bản

Mục tiêu môn học: Cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về Quản trị chiến lược, giúp cho người học có thể phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp cho các vấn đề chiến lược trong doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng nó trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu bao gồm: Những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược; Mục tiêu sứ mạng của doanh nghiệp; Mô hình quản trị chiến lược của doanh nghiệp (hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá, kiểm soát, điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích về môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp); Các chiến lược kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp; Các chiến lược cạnh tranh và chiến lược trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

  1. Quản trị kinh doanh quốc tế (1)

Học phần học trước: Quản trị học, marketing căn bản

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nắm được kiến thức tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế, cụ thể sinh viên phải hiểu được sự khác biệt của hoạt động kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa, các tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa. Sinh viên sẽ nhận dạng và hiểu được các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế (văn hóa, chính trị- luật pháp, kinh tế, tài chính) ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và  hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Đây là môn học thuộc ngành Quản trị kinh doanh nhằm trang bị giúp cho sinh viên nắm vững các kiến thức về các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms), thực tế áp dụng trong điều kiện Việt Nam; các kiến thức và hình thức trong đàm phán ngoại thương, cách thức xây dựng các điều khoản của Hợp đồng ngoại thương chuẩn bằng tiếng Anh, nhận diện được các rủi ro có thể có cũng như cách hạn chế, ngăn ngừa khi tiến hành giao dịch với các đối tác góp phần phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên có nhiều biến động.

  1. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư

Học phần học trước: Quản trị học, Quản trị Tài chính,...

Mục tiêu môn học: Về kiến thức: Cung cấp kiến thức cho Sinh viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng những kiến thức tổng quan cần thiết để thực hiện thẩm định về tài chính, rủi ro, kinh tế đối với các dự án phát triển. Về kỹ năng: Tính toán thành thạo các bài tập về thẩm định dự án đầu tư; Tư duy, phân tích vấn đề về các dự án. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc tính toán chính xác các yếu tố ảnh hưởng của chi phí tài chính.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Để đảm bảo cho mọi cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì phải trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội,…Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư.

  1. Quản trị rủi ro

Học phần học trước: Quản trị học, Lý thuyết tài chính-tiền tệ.

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên có thể đề xuất các cách thức quản trị rủi ro nhằm hướng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững hơn,  đạt được mục tiêu về lợi nhuận đã đề ra hoặc tăng giá trị doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Quản trị rủi ro là môn học giúp sinh viên nhận biết các dạng rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song song đó, môn học còn đưa ra các phương pháp nhằm loại bỏ, hạn chế, giảm thiểu, đối phó với các loại rủi ro.

  1. Kinh tế lượng ứng dụng

Học phần học trước: Toán cao cấp,  Lý thuyết xác suất thống kê.

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nắm bắt các phương pháp hồi quy phục vụ công tác dự đoán và ứng dụng trong công tác nghiên cứu, điều tra và lượng hóa các chỉ tiêu  kinh tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung bao gồm các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình; Cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng.

  1. Tiếng anh chuyên ngành (KD+TM)

Học phần học trước: Tiếng anh 1,2,3

Mục tiêu môn học: Sinh viên có thể vận dụng sự hiểu biết và những gì học được vào thực tế khi làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cũng cố vốn từ, mẫu câu, kiến thức chuyên ngành kinh doanh bằng tiếng anh cho sinh viên.

  1. Hành vi tổ chức

Học phần học trước: Quản trị học

Mục tiêu môn học: Môn học nghiên cứu về các hành vi cá nhân, hành vi nhóm trong tổ chức. Từ đó tìm hiểu những thay đổi, những xung đột về hành vi giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong tổ chức nhằm mục đích thiết kế và thay đổi hành vi tổ chức đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, trong giao tiếp. Môn học sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức về hành vi tổ chức, chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như có thái độ tự tin và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước để tự tin bước vào môi trường làm việc và phát triển bản thân trong bất kỳ tổ chức nào. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: chức cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để phân tích, giải thích và dự đoán hành vi con người trong bối cảnh tổ chức, ảnh hưởng của hành vi đến việc thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu hành vi tổ chức được thực hiện trên cả ba cấp độ: cá nhân, nhóm và tổ chức.

  1. Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Học phần học trước: Quản trị học, hành vi tổ chức

Mục tiêu môn học: Giúp Sinh viên nhân ̣ thức đúng về tầm quan trọng, vai trò của Văn hóa doanh nghiêp ̣ trong kinh doanh. Hình thành và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp kiến thức về đạo đức kinh doanh (các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh). Văn hóa doanh nghiệp (Biểu hiện và các dạng văn hoá doanh nghiệp, nhân tố tạo lập văn hoá doanh nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp và văn hoá trong các hoạt động kinh doanh)…

  1. Thương mại điện tử

Học phần học trước: Marketing căn bản, Tin học đại cương.

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên có cơ sở lý thuyết, cơ sở luật pháp và kỹ năng trong giao dịch; từ đó, vận dụng thương mại điện tử trong học tập và đời sống.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử từ khái niệm, mô hình kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật, các hình thức thương mại điện tử, bảo mật đến hệ thống thanh toán, môi trường pháp lý, xã hội và đạo đức trong thương mại điện tử.

  1. Kinh tế quốc tế

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Kiến thức: sau khi học xong môn học này học viên được trang bị sâu hơn vềcác lý thuyết và chính sách mậu dịch quốc tế, đồng thời mở rộng nó với việc đưa vàocác lý thuyết bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi. Kỹ năng: sau khi học xong môn học này học viên phải biết giải thích các tìnhhuống, các hiện tượng về các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tếtrên thế giới và các tổ chức kinh tế quốc tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp kiến thức cơ bản về nền kinh tế thế giới (gồm chủ thể kinh tế quốc tế và các mối quan hệ). Theo cách tiếp cận hệ thống có 4 loại chủ thể kinh tế quốc tế cơ bản và 5 loại quan hệ KTQT (Thương mại, đầu tư, tiền tệ, xuất nhập khẩu lao động, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ). Môn học đưa ra lý luận chung về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế, tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm gần đây.

  1. Thanh toán quốc tế

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, tài chính tiền tệ

Mục tiêu môn học: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng căn bản về tiền tệ thế giới, tỉ giá hối đoái, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường, cách phát hành, cách lưu thông và các phương tiện thanh toán quốc tế và cách thực hiện các phương thức thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ và quốc tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế. Đây là một nội dung quan trọng đối với những người làm công tác quản lý. Học phần này còn bồi dưỡng thêm những kỹ năng cần thiết có liên quan đến việc thanh toán quốc tế.

  1. Thị trường tài chính

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu môn học: Sinh viên nắm bắt kiến thức cơ bản về thị trường tài chính, là cơ sở tiếp tục nghiên cứu các môn chuyên ngành cũng như vận dụng vào thực tiễn.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp lý luận cơ bản về thị trường tài chính, cấu trúc của thị trường tài chính và vai trò của các bộ phận thị trường tài chính trong nền kinh tế. Nghiên cứu cơ chế hoạt động và tác động của Thị trường Tiền tệ, Thị trường Hối đoái và Thị trường Chứng khoán trong nền kinh tế.

  1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng

Học phần học trước: không

Mục tiêu môn học: Mục tiêu của học phần nhằm phát triển khả năng của người học về ứng dụng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại, rèn luyện kĩ năng thu thập xử lý thông tin và phân tích đánh giá để xây dựng báo cáo thẩm định, đề xuất các nội dung phù hợp với khách hàng thực tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học trình bày một cách tổng quan các hoạt động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện. Các nghiệp vụ ngân hàng được đề cập đến rất đa dạng, bao gồm: Nghiệp vụ huy động vốn (huy động qua tiển gửi, huy động qua phát hành các giấy tờ có giá); Nghiệp vụ tín dụng (Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng doanh nghiệp, nghiệp vụ chiết khấu và bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bảo lãnh); Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

 

  1. Quản trị công nghệ

Học phần học trước: Quản trị học

Mục tiêu môn học: 

  • Kiến thức: Giúp cho sinh viên nắm được một số nội dung của hoạt động Quản trị công nghệ tại doanh nghiệp. Bao gồm một số kiến thức sau:

+ Đánh giá công nghệ đang sử dụng và các công nghệ dự định mua

+ Đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp 

+ Tiến hành lựa chọn công nghệ và thực hiện đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp 

  • Kỹ năng: Sử dụng một số kỹ năng đánh giá, lựa chọn thường sử dụng trong lĩnh vực kinh tế.

  • Thái độ, chuyên cần: Có tinh thần học tập nghiêm túc để nắm được các kiến thức cơ bản cần thiết của môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị công nghệ. Nội dung chính bao gồm: các quan điểm về công nghệ và bản chất của quản trị công nghệ. Đánh giá năng lực công nghệ. Dự báo công nghệ. Lựa chọn công nghệ. Đổi mới công nghệ. Quản trị R&D. Chuyển giao công nghệ. Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp.

  1. Kế toán quản trị

Học phần học trước: Quản trị học, Nguyên lý kế toán

Mục tiêu môn học: 

  • Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.

  • Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.

  • Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.

  • Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị những kiến thức chuyên sâu về kế toán phục vụ cho quản lý của nhà quản lý DN như: phân loại chi phí theo quan điểm của các nhà quản lý, phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, lập dự toán (kế hoạch) ngân sách hoạt động kinh doanh và phân tích các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn của nhà quản lý. Nghiên cứu: các phương pháp xác định chi phí và giá thành sản phẩm, các trung tâm phân tích và phân tích báo cáo bộ phận trong DN; phương pháp xây dựng định mức tiêu chuẩn, định mức chi phí sản xuất và đánh giá kết quả thực hiện; phân tích các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định dài hạn của nhà quản lý; tổ chức công tác kế toán quản trị trong DN.

  1. Lý thuyết tài chính tiền tệ

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Sinh viên nắm bắt kiến thức cơ bản về tài chính - tiền tệ, làm nền tảng kiến thức để tiếp cận các học phần chuyên ngành.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp các lý luận cơ bản về tài chính; lý luận chung về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng:Hệ thống tài chính và vai trò của các khâu, nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính trong các lĩnh vực trong nền kinh tế; Tiền tệ, các chế độ lưu thông tiền tệ; Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương và các định chế tài chính trong nền kinh tế.

  1. Thuế

Học phần học trước: Nguyên lý kế toán, Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu môn học: Giúp người học nắm chắc và vận dụng kiến thức về thuế trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế hiện hành của Nhà nước

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị kiến thức cơ bản về thuế, về thực hành tính toán và khai báo các sắc thuế chủ yếu trong hệ thống luật thuế Việt Nam.

  1. Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

Học phần học trước: Kỹ năng mềm, quản trị học

Mục tiêu môn học: Cung cấp kiến thức cơ bản về tâm lý, quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý. Là cơ sở lý giải những yếu tố chi phối đến quá trình giao tiếp dưới góc nhìn truyền thông học, tâm lý học, xã hội học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng giao tiếp, giao tiếp hiệu quả vận dụng trong học tập như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình. Từ đó, trong bối cảnh và công việc cụ thể như giao tiếp nội bộ và bên ngoài.

  1. Quản trị công ty đa quốc gia

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, nguyên lý kế toán, marketing căn bản, quản trị học

Mục tiêu môn học: Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận và thực tiễn hoạt động quản trị trong các công ty đa quốc gia, các phương pháp tư duy, các chuẩn mực ứng xử và hành động trong điều hành các hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận và thực tiễn hoạt động quản trị trong các công ty đa quốc gia các phương pháp tư duy các chuẩn mực ứng xử và hành động trong điều hành các hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Giúp cho sinh viên hiểu được đặc điểm và vai trò của các công ty đa quốc gia có kiến thức tổng quan về những hoạt động quản trị cơ bản trong các công ty đa quốc gia như quản trị chiến lược quản trị sản xuất và thương mại quản trị hoạt động RD và quản trị nhân sự trong môi trường kinh doanh đa quốc gia.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức chủ yếu về hoạt động kinh doanh quốc tế và quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế. Nội dung chính của môn học gồm: phân tích môi trường kinh doanh kinh doanh quốc tế; hoạch định các chiến lược kinh doanh quốc tế, các đặc trưng của các chiến lược chức năng cốt yếu như tổ chức, sản xuất, nhân lực, tài chính, marketing trong kinh doanh quốc tế. Việc nhận diện những nguy cơ do sự khác biệt về văn hóa quốc tế, môi trường đầu tư sẽ giúp cho họ có nhận thức đúng đắn khi xây dựng các chiến lược kinh doanh ra nước ngoài hoặc tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh.

  1. Quản trị dịch vụ

Học phần học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức của môn học vào công việc định hướng dịch vụ và khách hàng cũng như hỗ trợ cho các nghiên cứu khác trong lĩnh vực quản trị kinh doanh nói chung và quản trị chất lượng nói riêng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Quản trị dịch vụ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng liên quan đến dịch vụ, quá trình tạo dịch vụ, quản lý quá trình tạo dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ toàn diện. 

  1. Quản trị sản xuất

Học phần học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Môn học nhằm đào tạo các kỹ năng quản trị tác nghiệp như điều độ sản xuất, bố trí mặt bằng … giúp sinh viên có cách nhìn tổng thể về việc vận hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp những khái niệm cơ bản về công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm: tổ chức quá trình sản xuất trong doanh nghiệp; công tác hoạch định sản xuất như dự báo nhu cầu, hoạch định tổng hợp các nguồn lực, hoạch định nhu cầu vật tư…

  1. Quản trị dự án

Học phần học trước: Quản trị Tài chính, Thiết lập và thẩm định dự án,

Mục tiêu môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về quản trị dự án, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. Trong giai đoạn khởi xướng dự án bao gồm các vấn đề như xem xét đánh giá để lựa chọn dự án, thiết kế tổ chức dự án. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: 

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản lý, lập tiến độ thực hiện dứ án và chọn phương án thực hiện dự án hiệu quả nhất với mục tiêu thời gian min chi phí max có thể chấp nhận được hoặc cân đối hợp lý nguồn lực.,kiểm soát rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện dứ án.

  1. Quản trị khởi nghiệp

Học phần học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức căn bản về khởi sự kinh doanh để có thể vận dụng vào thực tế, tạo nền tảng vững chắc về ý thức khởi nghiệp cũng như lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ hiện nay, giúp sinh viên xây dựng hành trang trong tương lai, biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Quản trị khởi nghiệp. Các kiến thức này được chia ra thành bốn bộ phần. Phần 1 sẽ giới thiệu những triển vọng của quản trị khởi nghiệp. Nội dung của phần này bao gồm những vấn đề như bản chất và tầm quan trọng của khởi nghiệp, tư duy kinh doanh, dự định khởi nghiệp và các cơ hội khởi nghiệp. Cung cấp những kiến thức liên quan đến việc tạo lập doanh nghiệp và khởi động cho hoạt động kinh doanh. Việc phân tích ý tưởng và cơ hội  kinh doanh, các khía cạnh luật pháp, các kế hoạch kinh doanh, marketing, tổ chức, tài chính sẽ được thảo luận chi tiết trong phần này. Giải quyết việc tìm kiếm và khai thác các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Nêu ra các giải pháp quản trị, phát triển và tìm kiếm thị trường quốc tế cho doanh nghiệp.

  1. Hệ thống sản xuất tin gọn (Lean)

Học phần học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nắm bắt được các công cụ của sản xuất tinh gọn, hiểu được quy luật và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất tinh gọn và những ứng dụng của hệ thống này trong sản xuất. Cơ sở của hệ thống tinh gọn này là quá trình liên tục nhằm nhận dạng và loại bỏ các loại lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu thời gian đặt hàng trong khi vẫn duy trì hay cải thiện chất lượng của sản phẩm.

  1. Quản trị Kinh doanh quốc tế (2)

Học phần học trước: Các môn học liên quan là môn Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất điều hành, Marketing quốc tế, Quản trị Kinh doanh quốc tế (1)

Mục tiêu môn học: Môn học “ Quản trị kinh doanh quốc tế” giúp sinh viên nắm được kiến thức tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế, cụ thể người học phải hiểu được sự khác biệt của hoạt động kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa, các tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa. Sinh viên sẽ nhận dạng và hiểu được các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế (văn hóa, chính trị- luật pháp, kinh tế, tài chính) ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và  hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn Quản trị kinh doanh quốc tế trước hết giúp người học hiểu được phương thức hoạt động của các công ty đa quốc gia (MNEs) trong môi trường quốc tế hóa và toàn cầu hóa như hiện nay. Tiếp theo là phương pháp thiết lập và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia. Cuối cùng là nội dung và phương pháp nghiên cứu những chiến lược và chức năng cụ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế: chiến lược sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính quốc tế. 

  1. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn

Học phần học trước: Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô

Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên hình dung được hoạt động của doanh nghiệp phải theo các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực kinh doanh.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học này tập trung giới thiệu một số hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đã được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới. Qua đó, sinh viên sẽ hiểu đúng những nội dung cơ bản của các hệ thống cũng như những lợi ích mà các hệ thống này có thể mang lại cho doanh nghiệp, khách hàng và các bên quan tâm. Đồng thời, sinh viên sẽ nắm vững các nguyên tắc cơ bản và học tập được những kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành, duy trì và cải tiến hiệu quả hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong doanh nghiệp.

  1. Báo cáo chuyên đề

Học phần học trước: Sinh viên hoàn thành các môn học đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành.

Mục tiêu môn học: Cập nhật các vấn đề mới nhất về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội liên quan đến lĩnh vực ngành học Quản trị Kinh doanh

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Truyền tải đến Sinh viên các vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động, quản trị doanh nghiệp. Cập nhật các điều luật, Bộ luật liên quan đến doanh nghiệp, Thuế, Lao động...

  1. Quản trị Logistics

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Quản trị Ngoại thương, Quản trị Sản xuất, Quản trị Tài chính...

Mục tiêu môn học: Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về quản trị Logistics và Chuỗi Cung Ứng Rèn luyện cho SV những kỹ năng quản lý và điều hành trong doanh nghiệp Giúp SV có khả năng quản trị các hoạt động Logistics tại Doanh Nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Đây là môn học thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế nhằm trang bị giúp sinh viên hiểu cơ bản về lý thuyết thế nào là vận tải, những yêu cầu của các nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải hàng hóa và tranh chấp xảy ra (nếu có). Ngoài ra, khi mua bảo hiểm hàng hóa cần những gì, khi có tổn thất thì phải đòi bồi thường thế nào…..

  1. Quản trị kinh doanh quốc tế (2)

Học phần học trước: Các môn học liên quan là môn Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất điều hành, Marketing quốc tế, Quản trị Kinh doanh quốc tế (1)

Mục tiêu môn học: Môn học “ Quản trị kinh doanh quốc tế” giúp sinh viên nắm được kiến thức tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế, cụ thể người học phải hiểu được sự khác biệt của hoạt động kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa, các tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa. Sinh viên sẽ nhận dạng và hiểu được các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế (văn hóa, chính trị- luật pháp, kinh tế, tài chính) ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và  hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn Quản trị kinh doanh quốc tế trước hết giúp người học hiểu được phương thức hoạt động của các công ty đa quốc gia (MNEs) trong môi trường quốc tế hóa và toàn cầu hóa như hiện nay. Tiếp theo là phương pháp thiết lập và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia. Cuối cùng là nội dung và phương pháp nghiên cứu những chiến lược và chức năng cụ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế: chiến lược sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính quốc tế. 

  1. Marketing quốc tế

Học phần học trước: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản

Mục tiêu môn học: 

Kiến thức: Nhận diện được viễn cảnh thị trường quốc tế và các xu hướng marketing phổ biến hiện nay trên thế giới. Định nghĩa được thế nào là marketing quốc tế. Vận dụng được lý thuyết và kiến thức cốt lõi để giải thích và phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố khác biệt trong từng thị trường lên việc xây dựng các chiến lược marketing quốc tế. Hoạch định được các chiến lược marketing quốc tế sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh của từng quốc gia, từng khu vực cụ thể.

Năng lực nghề nghiệp: Phân biệt được sự khác nhau về các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nhu cầu... giữa các quốc gia. Vận dụng các chiến lược marketing quốc tế để tìm kiếm, thâm nhập và phát triển kinh doanh tại một thị trường quốc tế cụ thể. Đánh giá được chiến lược sản phẩm quốc tế, chiến lược phân phối, cách định giá và truyền thông quốc tế. Xây dựng chương trình marketing hỗn hợp phục vụ cho việc tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao, cạnh tranh tốt với các đối thủ trong và ngoài nước. 

Kỹ năng: Có khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp nói chung và chuyên sâu trong lĩnh vực marketing quốc tế nói riêng. Cụ thể là: thiết lập cơ cấu tổ chức, lựa chọn chiến lược phát triển, lựa chọn kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing quốc tế. Có khả năng ra quyết định quản trị, kỹ năng thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin.

Thái độ: Có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động marketing trong kinh doanh quốc tế, xác định đúng những khác biệt của hoạt động marketing quốc tế đối với các hoạt động marketing trong các lĩnh vực khác, yêu thích tìm hiểu các hoạt động thuộc lĩnh vực marketing quốc tế, thích tìm tòi, có khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề, sáng tạo, năng động.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn Marketing quốc tế là môn học cốt lõi của chuyên ngành Marketing và các ngành học có liên quan đến kinh doanh quốc tế. Bắt nguồn từ sự hội nhập kinh tế toàn cầu, Marketing quốc tế cung cấp kiến thức cơ bản cho người học về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm & dịch vụ, các hoạt động marketing đang diễn ra ngày nay trên phạm vi toàn thế giới.

  1. Quan hệ kinh tế quốc tế

Học phần học trước: Các môn học liên quan là môn Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất điều hành, Marketing quốc tế, Quản trị Kinh doanh quốc tế.

Mục tiêu môn học: 

Kiến thức: môn học này giúp người học nắm được khái niệm, đối tượng nghiên cứu và chủ thể của các quan hệ kinh tế quốc tế; những xu hướng vận động chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế; chiến lược kinh tế đối ngoại của các quốc gia; quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế đối ngoại; nắm được những học thuyết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế; nắm được những vấn đề cơ bản về chính sách thương mại quốc tế.

 Kỹ năng: môn học này giúp người học hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa vấn đề về quan hệ kinh tế quốc tế; bước đầu, phân tích những diễn biến kinh tế đang xảy ra ở phạm vi trong nước và quốc tế. 

Thái độ: giúp sinh viên nâng cao kiến thức về quan hệ kinh tế quốc tế cho người học trong quá trình hội nhập và hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Quan hệ kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, thể hiện ở sự trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, về vốn, về khoa học - công nghệ, về sức lao động, sự chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia, về các thiết chế, chính sách điều chỉnh các quá trình trao đổi quốc tế nói trên. Nội dung môn học tập trung vào các khái niệm, đối tượng nghiên cứu và chủ thể của các quan hệ kinh tế quốc tế; những xu hướng vận động chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế; chiến lược kinh tế đối ngoại của các quốc gia; quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế đối ngoại; những học thuyết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế; những vấn đề cơ bản về chính sách thương mại quốc tế.

  1. Quản trị tài chính quốc tế

Học phần học trước: Quản trị tài chính, quản trị rủi ro, tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu môn học: Hiểu được những khái niệm cơ bản về quản trị tài chính quốc tế, phân biệt được các loại rủi ro tỷ giá và chiến lược giảm thiểu rủi ro, phân tích được các quyết định đầu tư vốn toàn cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đo lường được các chi phí vay thực tế trên khu vực tài chính toàn cầu, hiểu được các cơ hội sẵn có để có thể đầu tư và tài trợ thương mại quốc tế.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về môi trường và hoạt động tài chính quốc tế, thị trường tài chính quốc tế như thị trường tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, cũng được thảo luận trong học phần này. Đặc biệt, học phần tập trung phân tích kỹ các vấn đề quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia như đầu tư trực tiếp, chi phí và cấu trúc vốn, tài trợ vốn, và quản trị tiền mặt quốc tế và môi trường thuế quốc tế.

  1. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (DỰ KIẾN):

(Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học)

S
T
T


học
phần

Học phần

Tín
chỉ

Phân bổ
thời gian

TS
tiết

Tự
học

LT

TH

HỌC KỲ 1

15

 

 

 

 

1

06006

Giáo dục quốc phòng - An ninh

 

 

 

165

 

2

06007

Tin học đại cương

3

 

 

 

90

3

06010

Giáo dục thể chất 1

1

 

 

 

 

4

07001

Tiếng Anh bổ sung(I)

3

3

0

 

90

5

10101

Quản trị học

3

3

0

45

90

6

10103

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

3

3

0

 

90

7

10201

Kinh tế vi mô

3

3

0

 

90

HỌC KỲ 2

17

 

 

 

 

1

06003

Pháp luật đại cương

2

2

0

30

60

2

06008

Toán cao cấp

3

3

0

 

90

3

06011

Giáo dục thể chất (Phần 2) (*)

1

 

 

 

 

4

06026

Triết học Mác – Lênin

3

 

 

 

90

5

07002

Tiếng Anh 1(II)

3

3

0

 

90

6

10102

Marketing căn bản

3

3

0

 

90

7

10202

Kinh tế vĩ mô

3

3

0

 

90

HỌC KỲ 3

22

 

 

 

 

1

05001

Nguyên lý kế toán

3

3

0

 

90

2

06009

Lý thuyết xác suất thống kê 

3

3

0

 

90

3

06027

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

2

 

 

60

4

06027

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

 

 

60

5

07003

Tiếng Anh 2

3

3

0

 

90

6

10203

Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

3

3

0

 

90

7

10204

Luật kinh tế

3

3

0

 

90

8

10205

Phương pháp nghiên cứu Khoa học

3

3

0

 

90

HỌC KỲ 4

21

 

 

 

 

1

06012

Giáo dục thể chất (Phần 3) (*)

1

 

 

 

 

2

07004

Tiếng Anh 3

3

3

0

 

90

3

10207

Hành vi tổ chức

2

2

0

 

60

4

10210

Quản trị tài chính 

3

3

0

 

90

5

10212

Quản trị kinh doanh quốc tế (1)

3

3

0

 

90

6

11201

Lý thuyết tài chính - Tiền tệ

3

3

0

 

90

7

11202

Kinh tế lượng ứng dụng

3

3

0

 

90

8

06030

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

30

60

9

11307

Thuế

2

2

0

 

60

HỌC KỲ 5

22

 

 

 

 

1

07082

Tiếng Anh chuyên ngành (KD + TM)

3

3

0

 

90

2

10206

Quản trị Marketing 

3

3

0

 

90

3

10208

Quản trị nguồn nhân lực

3

3

0

 

90

4

10209

Quản trị chất lượng

3

3

0

 

90

5

10211

Quản trị chiến lược

3

3

0

 

90

6

10216

Quản trị rủi ro

3

3

0

 

90

7

10213

Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư

2

2

0

 

90

8

10304

Kiến tập

2

 

 

 

 

HỌC KỲ 6

 

 

 

 

Chuyên ngành Quản trị

18

 

 

 

 

1

06029

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

0

30

60

2

10219

Quản trị kinh doanh quốc tế (2)

2

2

0

 

60

3

10301

Quản trị khởi nghiệp

2

2

0

 

60

4

10302

Quản trị công ty đa quốc gia

2

2

0

 

60

5

10401

Quản trị dịch vụ

2

2

0

 

60

6

10402

Quản trị sản xuất 

2

2

0

 

60

7

10403

Quản trị dự án

2

2

0

 

60

8

10404

Hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean)

2

2

0

 

60

9

10406

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn

2

2

0

 

60

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế

18

 

 

 

 

1

06029

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

0

30

60

2

10301

Quản trị khởi nghiệp

2

2

0

 

60

3

10302

Quản trị công ty đa quốc gia

2

2

0

 

60

4

10303

Marketing quốc tế

2

2

0

 

60

5

10601

Quản trị Logistics

3

3

0

 

90

6

10602

Quản trị kinh doanh quốc tế (2)

3

3

0

 

90

7

10603

Quan hệ kinh tế quốc tế

2

2

0

 

60

8

10604

Quản trị tài chính quốc tế

2

2

0

 

60

HỌC KỲ 7

12

 

 

 

 

1

10305

Báo cáo chuyên đề

2

2

0

 

60

2

10306

Thực tập tốt nghiệp

4

 

 

 

 

3

10307

Khóa luận tốt nghiệp

6

 

 

 

 

TỔNG CỘNG TOÀN KHÓA

127

 

 

 

 

10. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.

- Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài trường). Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

- Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.