CỬ NHÂN LUẬT
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: LUẬT
Mã số: 7380101
Hình thức đào tạo: Chính quy
1. MỤC TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân Luật nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt và có trách nhiệm với xã hội. Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa, kinh tế - xã hội, kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong và nước ngoài; khả năng tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng chuyên ngành luật vào các lĩnh vực trong cuộc sống.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; tiếng Anh giao tiếp cơ bản, tin học ứng dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức sâu rộng về cơ sở ngành Luật: về hành chính, dân sự, hình sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, môi trường, đất đai...;
- Biết phân tích đặc điểm, bản chất, các yếu tố đặc thù của các quan hệ pháp luật; các thuật ngữ pháp lý cơ bản; quyền sở hữu và thừa kế; các yếu tố cấu thành tội phạm; quy định cơ bản của nhóm hệ thống pháp luật chính trên thế giới.
- Hiểu rõ các kiến thức về xây dựng hệ thống pháp luật.
1.2.2. Kỹ năng
* Kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng phân tích và vận dụng các kiến thức, phương pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý;
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng và các thỏa thuận khác;
- Có tính sáng tạo, trình độ lý luận về luật học và phương pháp tư duy độc lập để thích ứng cao trước sự phát triển của pháp luật chuyên ngành;
* Các kỹ năng khác có liên quan
- Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và môi trường thay đổi;
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tương tác cá nhân và giao tiếp tốt; khả năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và ra quyết định giải quyết vấn đề kinh doanh;
- Có phương pháp, thái độ, ý thức làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập, sáng tạo.
1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, trung thành với tổ quốc, với Hiến pháp; có ý thức thực hiện và chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Có ý thức kỷ luật và trách nhiệm công dân; trung thực và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; tâm huyết, đủ đức, đủ tài;
- Tôn trọng, bảo vệ quyền con người và lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
* Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Chuyên viên về công tác pháp chế tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Chuyên viên bộ phận pháp chế hoặc nhân sự tại các doanh nghiệp.
- Chuyên gia tư vấn pháp lý; trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lý pháp luật...
- Các cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực pháp luật tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.
1.2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ cao hơn về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực luật học;
- Đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý cũng như thực tiễn.
2. CHUẨN ĐẦU RA (Learning Outcomes)
2.1. Kiến thức
2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước.
- Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản.
2.1.2. Khối kiến thức cơ sở
- Có kiến thức cơ bản về lý luận Nhà nước và Pháp luật;
- Hiểu được tâm lý đời sống tâm lý cá nhân, tâm lý học lứa tuổi và xã hội;
- Biết một số quy định cơ bản của các nhóm hệ thống pháp luật chính trên thế giới.
2.1.3. Khối kiến thức ngành
- Hiểu được những nội dung cơ bản của Hiến pháp hiện hành (Luật Hiến pháp);
- Hiểu được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản của Luật Hành chính;
- Hiểu và vận dụng được những quy định cơ bản của pháp luật, các quy trình tố tụng tại tòa án (Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự).
- Phân tích được đặc điểm, bản chất, các yếu tố đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Luật tài chính, Luật ngân hàng).
- Hiểu được những quy định cơ bản của Luật Quốc tế (Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Thương mại quốc tế).
2.1.4. Khối kiến thức bổ trợ
Có kiến thức bổ trợ liên quan để áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp như: kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp; kỹ năng nghiên cứu và lập luận…
Có kiến thức phục vụ trong các lĩnh vực công tác: các công tác hòa giải, tuyên truyền, hộ tịch; nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật; công chứng, chứng thực…
2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp
* Kỹ năng
- Có khả năng phân tích và áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý, các tranh chấp phát sinh trong xã hội;
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, ký kết...;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu...
* Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên trong hệ thống chính trị;
- Nhân viên bộ phận pháp chế của doanh nghiệp;
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư; thanh tra viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lý pháp luật, thư ký tòa án, cán bộ các cơ quan nội chính;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.
2.4. Phẩm chất cá nhân
- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin;
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc;
- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, công chính, có trách nhiệm với công dân, tôn trọng pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA HỌC
Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình phải tích lũy: 121
(Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và đề án tuyển sinh của Trường
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Đào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.
6. THANG ĐIỂM: Tính theo thang điểm 10 (từ 0÷10), quy tương đương sang điểm chữ và điểm 4 theo quy định của Nhà trường.
Thực hiện theo theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.
7. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
7.1. Khung chương trình
STT |
Mã học phần |
Học phần |
Tín chỉ |
||
---|---|---|---|---|---|
Tổng |
LT |
TH |
|||
7.1 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
42 |
42 |
||
7.1.1 |
Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh |
11 |
11 |
||
1 |
06026 |
Triết học Mác – Lênin |
03 |
03 |
|
2 |
06027 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
02 |
02 |
|
3 |
06028 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
02 |
02 |
|
4 |
06029 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
02 |
02 |
|
5 |
06030 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
02 |
02 |
|
7.1.2 |
Khoa học xã hội |
11 |
11 |
||
7.1.2.1 |
PHẦN BẮT BUỘC |
||||
6 |
64051 |
Xã hội học đại cương |
2 |
2 |
|
7 |
64002 |
Logic học |
2 |
2 |
|
8. |
64003 |
Tâm lý học đại cương |
2 |
2 |
|
7.1.2.2 |
PHẦN TỰ CHỌN (Chọn 5 TC trong số các HP sau) |
||||
9. |
07061 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
2 |
2 |
|
10 |
10101 |
Quản trị học |
3 |
3 |
|
11 |
10201 |
Kinh tế vi mô |
3 |
3 |
|
10202 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
3 |
||
7.1.3 |
Ngoại ngữ |
09 |
09 |
0 |
|
12 |
07002 |
Tiếng Anh 1(II) |
3 |
3 |
0 |
13 |
07003 |
Tiếng Anh 2 |
3 |
3 |
0 |
14 |
07004 |
Tiếng Anh 3 |
3 |
3 |
|
7.1.4 |
Toán học - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường |
11 |
11 |
0 |
|
15 |
06007 |
Tin học đại cương |
3 |
3 |
|
16 |
06008 |
Toán cao cấp |
3 |
3 |
|
17 |
10203 |
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh |
3 |
3 |
|
07063 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
||
7.1.5 |
Giáo dục thể chất |
3 |
3 |
||
18 |
06010 |
Giáo dục thể chất (Phần 1) (*) |
1 |
0 |
1 |
19 |
06011 |
Giáo dục thể chất (Phần 2) (*) |
1 |
0 |
1 |
20 |
06012 |
Giáo dục thể chất (Phần 3) (*) |
1 |
0 |
1 |
7.1.6 |
Giáo dục quốc phòng |
11 |
|||
21 |
06006 |
Giáo dục quốc phòng - an ninh |
11 |
||
7.2 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
||||
7.2.1 |
Kiến thức cơ sở ngành |
8 |
8 |
||
22 |
64004 |
Lý luận nhà nước và pháp luật * |
3 |
3 |
|
23 |
64005 |
Luật Hiến pháp * |
3 |
3 |
|
24 |
64006 |
Luật học so sánh * |
2 |
2 |
|
7.2.2 |
Kiến thức ngành (>=30 TC) |
||||
PHẦN BẮT BUỘC |
45 |
45 |
|||
25 |
64007 |
Xây dựng văn bản pháp luật |
2 |
2 |
|
26 |
64008 |
Luật dân sự 1 |
3 |
3 |
|
27 |
64009 |
Luật dân sự 2 |
3 |
3 |
|
28 |
64010 |
Luật hình sự |
3 |
3 |
|
29 |
64011 |
Luật hành chính |
3 |
3 |
|
30 |
64012 |
Luật tố tụng dân sự |
3 |
3 |
|
31 |
64013 |
Luật tố tụng hình sự |
3 |
3 |
|
32 |
64014 |
Luật Thương mại |
3 |
3 |
|
33 |
64015 |
Luật hôn nhân và gia đình |
2 |
2 |
|
34 |
64016 |
Pháp Luật về Doanh nghiệp |
3 |
3 |
|
35 |
64017 |
Pháp luật về đầu tư |
2 |
2 |
|
36 |
64018 |
Luật đất đai |
3 |
3 |
|
37 |
64019 |
Luật Lao động |
3 |
3 |
|
38 |
64020 |
Luật thương mại quốc tế |
3 |
3 |
|
39 |
64021 |
Công pháp quốc tế |
3 |
3 |
|
40 |
64022 |
Tư pháp quốc tế |
3 |
3 |
|
PHẦN TỰ CHỌN (Chọn 14 TC trong số các HP sau) |
14 |
||||
Kiến thức cơ sở ngành (sinh viên chọn 2 tín chỉ) |
|||||
41 |
64023 |
Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam |
2 |
2 |
|
42 |
64024 |
Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới |
2 |
2 |
|
Kiến thức chuyên ngành (sinh viên chọn 8 tín chỉ) |
|||||
43 |
64025 |
Luật Luật sư, Công chứng |
2 |
2 |
|
44 |
64026 |
Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
2 |
2 |
|
45 |
64027 |
Luật sở hữu trí tuệ |
2 |
2 |
|
46 |
64028 |
Pháp luật thanh tra và khiếu nại, tố cáo |
2 |
2 |
|
47 |
64029 |
Pháp luật về thị trường chứng khoán |
2 |
2 |
|
48 |
64030 |
Pháp luật kinh doanh bất động sản |
2 |
2 |
|
49 |
64031 |
Pháp luật về nhượng quyền thương mại |
2 |
2 |
|
50 |
64032 |
Pháp luật thương mại điện tử |
2 |
2 |
|
51 |
64033 |
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm |
2 |
2 |
|
52 |
64034 |
Luật Tài chính |
2 |
2 |
|
53 |
64035 |
Luật Ngân hàng |
2 |
2 |
|
54 |
64036 |
Luật Môi trường |
2 |
2 |
|
55 |
64037 |
Tội phạm học |
2 |
2 |
|
56 |
64038 |
Pháp luật về phòng chống tham nhũng |
2 |
2 |
|
57 |
64039 |
Anh văn pháp lý |
2 |
2 |
|
7.2.3 |
Kiến thức bổ trợ, Kỹ năng (sinh viên chọn 4 tín chỉ) |
||||
58 |
64040 |
Kỹ năng soạn thảo văn bản |
2 |
2 |
|
59 |
64041 |
Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng |
2 |
2 |
|
60 |
64042 |
Kỹ năng tư vấn, tranh tụng trong tố tụng hình sự |
2 |
2 |
|
61 |
64043 |
Kỹ năng tư vấn, tranh tụng trong tố tụng dân sự |
2 |
2 |
|
62 |
64044 |
Công tác pháp chế trong doanh nghiệp |
2 |
2 |
|
63 |
64045 |
Quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. |
2 |
2 |
|
7.2.5 |
Kiến tập/Thực tập/ Khóa luận tốt nghiệp/ Môn học tương đương |
12 |
0 |
12 |
|
64 |
64090 |
Kiến tập |
2 |
2 |
|
65 |
64076 |
Thực tập tốt nghiệp |
5 |
0 |
5 |
66 |
64077 |
Khóa luận tốt nghiệp |
5 |
5 |
0 |
Tổng toàn khóa (Tín chỉ) |
121 |
121 |
7.2. Những nội dung cần đạt được của từng môn học
7.2.1. Triết học Mác-Lênin
Học phần học trước: Không
Mục tiêu môn học:
-
Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin.
-
Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việt nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác.
-
Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bài những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thánh kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.
7.2.2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin
Mục tiêu môn học:
-
Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học.
-
Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí viết làm và cuộc sống sau khi ra trường
-
Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, trong đó: chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng co bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nện kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
7.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học:
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Mục tiêu môn học:
-
Về kiến thức: sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin
-
Về kỹ năng: sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc xam xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
-
Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 7 chương: chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.
7.2.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Học phần học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mục tiêu môn học:
-
Về nội dung: Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu trang giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vễ Tổ quốc thời ký cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).
-
Về tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào.
-
Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 4 chương: chương nhập môn trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn (đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam); từ chương 01 đến chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam theo mục tiêu môn học.
7.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mục tiêu môn học:
-
Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản VIệt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.
-
Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.
7.2.6. Nhập môn xã hội học
Học phần học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức mô tả được các khái niệm của môn học
+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm
+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn
Nội dung: Học phần cung cấp những nội dung cơ bản về xã hội học gồm đối tượng nghiên cứu, hệ thống khái niệm, những vấn đề cơ bản của xã hội học; một số nhà xã hội học kinh điển và hiện đại với những quan điểm lý thuyết đóng góp vào sự phát triển của xã hội học; giới thiệu hướng tiếp cận lý thuyết của xã hội học; phương pháp nghiên cứu xã hội và phương pháp nghiên cứu xã hội học.
7.2.7. Logic học
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần nhằm giúp sinh viên hiểu được một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản, có căn cứ khoa học để quá trình tư duy chính xác. Học phần gồm 5 chương:Chương 1: Logic học; Chương 2: Các quy luật cơ bản của tư duy hình thức; Chương 3: Khái niệm; Chương 4: Phán đoán; Chương 5: Chứng minh - bác bỏ.
7.2.8. Tâm lý học đại cương
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần có 3 phần: (1) Tâm lý học đại cương: bao gồm những vấn đề chung nhất của tâm lý học như: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp, cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Giới thiệu khái quát toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân với những đặc điểm, cấu trúc và những quy luật của nó. (2)Tâm lý học lứa tuổi: Giới thiệu khái quát lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em và tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở. (3) Tâm lý học xã hội: Giới thiệu những vấn đề chung về tâm lý xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội và vận dụng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến nhóm, đến tập thể.
7.2.9. Cơ sở văn hóa Việt Nam
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nắm được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa đó; phân biệt được đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.
7.2.10. Quản trị học
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Môn học quản trị học bao gồm các kiến thức cơ bản về quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động có hiệu quả của nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.
Nội dung môn học gồm 2 phần. Phần tổng quan trang bị cho người học những kiến thức chung về quản trị như: khái niệm, vai trò của quản trị; sự ra đời và phát triển của các học thuyết về quản trị; môi trường quản trị, vai trò của thông tin trong quản trị và việc đề ra quyết định trong quản trị. Phần nghiên cứu các chức năng của quản trị giới thiệu cho người học 4 chức năng chính của nhà quản trị: chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra. Gồm Chương 1: Quản trị - mục tiêu quản trị; Chương 2: Sự phát triển của lý thuyết quản trị; Chương 3: Môi trường quản trị; Chương 4: Thông tin và quản trị thông tin; Chương 5: Quyết định; Chương 6: Chức năng hoạch định; Chương 7: Chức năng tổ chức; Chương 8: Chức năng lãnh đạo; Chương 9: Chức năng kiểm tra.
Ngoài ra, giới thiệu chân dung những nhà quản trị đương thời, các kinh nghiệm thực tế liên quan đến vấn đề quản trị ở công ty và một số ứng dụng của các học thuyết quản trị trong các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới được lồng ghép trong từng chương.
7.2.11. Kinh tế vĩ mô
Học phần tiên quyết, học trước: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung môn học: Cung cấp những nội dung cơ bản như nghiên cứu cơ chế vận hành và các yếu tố quyết định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và đo lường các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xác định tổng cung, tổng cầu và vai trò, tác động các của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách tỷ giá, nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
7.2.12. Tiếng Anh 1
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về giới thiệu bản thân, nơi ở, thể thao và giải trí. Gồm 4 đơn vị bài học (4 Units) và bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review).
7.2.13. Tiếng Anh 2
Học phần tiên quyết: English 1
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về thảm họa thiên nhiên, tội phạm và ấn phẩm. Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review).
7.2.14. Tiếng Anh 3
Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Rèn luyện cho sinh viên 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh doanh....Gồm6đơnvịbàihọc (6 Units) vàbàikiểmtra (Get Ready for your exam)/ Ôntậpngữliệu (Language Review)
7.2.15. Tin học đại cương
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần này giúp người học đáp ứng yêu cầu tin học cơ bản theo Quyết định 145/QĐ-ĐHHV ngày 17/07/2017 về việc ban hành Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học không chuyên áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nội dung học phần gồm: Một số khái niệm về tin học và máy tính; Hệ điều hành Windows, Windows Explorer, Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; Phần mềm bảng tính Microsoft Excel; Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; Trình duyệt web và thư điện tử.
7.2.16. Toán cao cấp
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần cung cấp những nội dung về đại số tuyến tính và một số ứng dụng trong kinh tế; Ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính; Một số ứng dụng trong kinh tế; Giải tích hàm một hoặc hai biến và một số ứng dụng trong kinh tế; Đạo hàm và vi phân hàm một biến; Đạo hàm và vi phân hàm nhiều biến; Ứng dụng của giải tích một biến và hai biến trong kinh tế.
7.2.17. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học phần tiên quyết: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần cung cấp hệ thống các phương pháp tổng quan nghiên cứu, thu thập thông tin thông tin và kỹ thuật cơ bản về thống kê giúp cho sinh viên trong việc xử lý những kết quả thu được từ những cuộc nghiên cứu điều tra thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau về xã hội học, nhân học, công tác xã hội, báo chí, địa lý...
Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học; Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu; Chương 3: Viêt đề cương nghiên cứu; Chương 4: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; Chương 5: Viết báo cáo nghiên cứu.
7.2.18. Giáo dục thể chất 1
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
7.2.19. Giáo dục thể chất 2
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
7.2.20. Giáo dục thể chất 3
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
7.2.21. Giáo dục quốc phòng
Chương trình được thực hiện theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
7.2.22. Lý luận nhà nước và pháp luật
Học phần học trước: Không
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật; về nhà nước và các kiểu nhà nước trong lịch sử, đặc biệt là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa cũng như các kiểu pháp luật trong lịch sử; hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa; quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa và điều chỉnh pháp luật.
Nội dung gồm 6 chương như sau: Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật; Chương 2: Các kiểu nhà nước trong lịch sử; Chương 3: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật; Chương 4: Pháp luật và quy phạm pháp luật; Chương 5: Hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật; Chương 6: Thực hiện và áp dụng pháp luật.
7.2.23. Luật Hiến pháp
Học phần học trước: Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về Luật Hiến pháp Việt Nam; những hiểu biết cơ bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Khái quát về luật hiến pháp và hiến pháp Việt Nam; Chương 2: Thể chế độ chính trị và bộ máy nhà nước; Chương 3: Chế độ bầu cử; Chương 4:Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chương 5: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
7.2.24. Luật học so sánh
Học phần học trước: Luật Hiến pháp
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung học phần: cung cấp những hiểu biết cơ bản về những vấn đề lý luận chung về Luật so sánh như: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng của Luật so sánh; những vấn đề liên quan đến pháp luật nước ngoài; giới thiệu hệ thống pháp luật của các nước chủ yếu trên thế giới như hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc.
Nội dung gồm 8 chương như sau: Chương 1: Khái quát về Luật so sánh; Chương 2: Những vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu luật pháp nước ngoài; Chương 3: Những hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới; Chương 4: Hệ thống pháp luật Pháp; Chương 5: Hệ thống pháp luật Anh; Chương 6: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ; Chương 7: Hệ thống pháp luật Đức; Chương 8: Hệ thống pháp luật Trung Quốc.
7.2.25. Xây dựng văn bản pháp luật
Học phần học trước: Luật so sánh
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên các khái niệm liên quan đến văn bản, văn bản quy phạm pháp luật; Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật; Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
7.2.26. Luật dân sự 1
Học phần học trước: Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về Một số vấn đề cơ bản của Luật Dân sự Việt Nam; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; đại diện, thời hạn và thời hiệu; tài sản và quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu; khái quát về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản.
Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của Luật Dân sự; Chương 2: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản và bảo vệ quyền sở hữu; Chương 3: Khái quát về thừa kế, hừa kế theo di chúc và theo pháp luật; Chương 4: Thanh toán và phân chia di sản; Chương 5: Nghĩa vụ dân sự, các loại hợp đồng dân sự thông dụng và thực hiện công việc không có uỷ quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật;
7.2.27. Luật dân sự 2
Học phần học trước: Luật dân sự 1
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận của luật dân sự và các quy định của pháp luật về những vấn đề chung của luật dân sự Việt Nam. Nội dung chương trình môn học gồm 7 bài: bao gồm những nội dung chính sau đây: Khái niệm, nhiệm vụ, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của luật Dân sự Việt nam; hệ thống luật dân sự Việt Nam; phân biệt Luật dân sự với các ngành luật khác; khoa học luật dân sự; quan hệ pháp luật dân sự; chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự, thời hạn, thời hiệu, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7.2.28. Luật hình sự
Học phần học trước: Luật Hiến pháp
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về những vấn đề chung của Luật Hình sự, những quy định liên quan các tội phạm.
Nội dung gồm 6 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Luật Hình sự; Chương 2: Tội phạm và dấu hiệu của tội phạm; Chương 3: Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp; Chương 4: Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con người; Chương 5: Các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, xâm phạm quyền sở hữu và chế độ hôn nhân gia đình; Chương 6: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và môi trường, xâm phạm về ma túy, an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và xâm phạm về chức vụ, về hoạt động tư pháp.
7.2.29. Luật hành chính
Học phần học trước: Luật Hiến pháp
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về hoạt động hành chính, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính, quy phạm pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hành chính; hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; vi phạm hành chính - trách nhiệm hành chính; các yêu cầu của quyết định hành chính và thủ tục hành chính; các vấn đề về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính và tố tụng hành chính.
Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Khái quát về Luật hành chính; Chương 2:Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính; Chương 3:Hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; Chương 4:Vi phạm hành chính, quyết định hành chính và thủ tục hành chính; Chương 5:Cưỡng chế hành chính, trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính và tố tụng hành chính.
7.2.30. Luật tố tụng dân sự
Học phần học trước: Luật Dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Tố tụng dân sựcung cấp những kiến thức cơ bản về luật tố tụng dân sự; về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án; phân biệt được thủ tục xét xử sơ thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự với trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.
Nội dung học phần gồm 06 chương: Chương 1: Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự, các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự; Chương 2: Thẩm quyền của tòa án nhân dân vàán phí, lệ phí trong tố tụng dân sự; Chương 3: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; Chương 4: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự và phúc thẩm vụ án dân sự; Chương 5: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Chương 6: Thủ tục giải quyết việc dân sự.
7.2.31. Luật tố tụng hình sự
Học phần học trước: Luật Hình sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Tố tụng hình sự cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành luật tố tụng hình sự, những kiến thức về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nội dung học phần gồm 05chương: Chương 1: Tổng quan về Luật Tố tụng hình sự, và cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; Chương 2: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; Chương 3: Khởi tố vụ án và điều tra vụ án hình sự; Chương 4: Xét xử vụ án hình sự, thi hành bản án và quyết định của tòa án; Chương 5: Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án.
7.2.32. Luật Thương mại
Học phần học trước: Luật Dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản về Luật Thương mại và các chủ thể kinh doanh; về tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, các vấn đề chung về phá sản, luật phá sản và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nội dung gồm 7 chương như sau: Chương 1: Khái quát Luật Thương mại Việt Nam, pháp luật về đầu tư ở Việt Nam và những vấn đề chung về chủ thể kinh doanh; Chương 2: Các loại hình doanh nghiệp; Chương 3: Hoạt động kinh doanh thương mại; Chương 4: Chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại; Chương 5: Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại; Chương 6: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng con đường trọng tài và tại tòa án; Chương 7: Những vấn đề chung về phá sản và luật phá sản và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
7.2.33. Luật hôn nhân và gia đình
Học phần học trước: Luật Dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Hôn nhân và Gia đìnhcung cấp những kiến thức cơ bản của ngành Luật Hôn nhân và Gia đình: khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh; vị trí của ngành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha, mẹ con, cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, ly hôn.
Nội dung gồm 08 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Luật Hôn nhân và gia đình; Chương 2: Kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật; Chương 3: Quan hệ giữa vợ và chồng; Chương 4: Quan hệ giữa cha mẹ và con; Chương 5: Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình; Chương 6: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; Chương 7: Chấm dứt hôn nhân; Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
7.2.34. Pháp Luật về Doanh nghiệp
Học phần học trước:Luật hình sự và luật dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Pháp luật doanh nghiệp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và những quy định pháp luật về doanh nghiệp; cung cấp cho sinh viên kiến thức đầy đủ về mô hình doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Theo đó, học phần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
-
Nghiên cứu về điều kiện thành lập, tổ chức, quản lý và tài chính của các chủ thể kinh doanh.
-
Nghiên cứu về dấu hiệu phá sản doanh nghiệp; Giải quyết phá sản doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật.
-
Nghiên cứu về giải thể, các cách thức tổ chức lại doanh nghiệp.
7.2.35. Pháp luật về đầu tư
Học phần học trước: Luật pháp về doanh nghiệp
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học Cung cấp cho sinh viên những vấn đề chung về đầu tư, quy định đảm bảo về đầu tư,quy định quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, hình thức đầu tư, quy định về ưu đãi đầu tư và hổ trợ đầu tư, quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp, quy định về đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, quy định về đầu tư ra nước ngoài, quy định về quản lý nhà nước về đầu tư.
7.2.36. Luật đất đai
Học phần học trước:Luật Dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Đất đai cung cấp những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về Luật đất đai - chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt chi phối việc quản lý và sử dụng đất đai; các quy định của pháp luật đất đai: Quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
Nội dung gồm 07 chương, như sau: Chương 1: Khái quát chung về Luật Đất đai; Chương 2: Quan hệ pháp luật đất đai; Chương 3: Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai; Chương 4: Điều phối đất đai; Chương 5: Quyền của người sử dụng đất; Chương 6: Nghĩa vụ của người sử dụng đất; Chương 7: Thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại về đất đai.
7.2.37. Luật Lao động
Học phần học trước:Luật Dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Lao độngcung cấp những kiến thức cơ bản ngành luật lao động; các nội dung cơ bản về quan hệ pháp lao động; bảo hiểm xã hội; tranh chấp và giải quyết tranh chấp về lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Nội dung học phần gồm 5 chương, như sau: Chương 1:Khái quát về Luật Lao động Việt Nam; Chương 2: Quan hệ pháp luật lao động và tổ chức công đoàn; Chương 3: Quản lý, nhiệm vụ và phúc lợi xã hội; Chương 4: Tranh chấp lao động và đình công; Chương 5: Quản lý nhà nước về lao động.
7.2.38. Luật thương mại quốc tế
Học phần học trước:Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Thương mại quốc tế cung cấp những kiến thức tổng quan về pháp luật thương mại quốc tế như: Lý thuyết thương mại quốc tế, xu hướng của hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay; kiến thức pháp lý về hợp đồng (tìm hiểu về phạm vi áp dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ Hợp đồng theo CISG 1980 và các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế; Giới thiệu một số phương thức giải quyết tranh chấp thường gặp trong hoạt động thương mại quốc tế (theo cơ chế của WTO, tòa án, trọng tài...); về hội nhập kinh tế quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Nội dung gồm 5 chương, như sau: Chương 1: Khái quát về luật thương mại quốc tế; Chương 2: Tổ chức thương mại thế giới - WTO; Chương 3: Luật WTO trong lĩnh vực hàng hóa; Chương 4: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Chương 5: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.
7.2.39. Công pháp quốc tế
Học phần học trước: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự.
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Công pháp quốc tế cung cấp những kiến thức lý luận chung về luật quốc tế; quan hệ pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa luật quốc tế với luật quốc gia; vấn đề pháp lý dành cho chủ thể, dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; về luật điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, luật ngoại giao, lãnh sự; tranh chấp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế phổ biến; vi phạm pháp luật quốc tế và thực thi trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Nội dung gồm 09 chương, như sau: Chương 1: Khái quát về luật quốc tế; Chương 2: Nguồn và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; Chương 3: Quốc gia trong luật quốc tế; Chương 4: Dân cư trong luật quốc tế; Chương 5: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế; Chương 6: Luật ngoại giao, lãnh sự; Chương 7: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế; Chương 8: Các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế; Chương 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý quốc tế.
7.2.40. Tư pháp quốc tế
Học phần học trước: Luật Dân sự, Tố tụng dân sự, Hôn nhân và Gia đình.
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Tư pháp quốc tế cung cấp những kiến thức tổng quan về tư pháp quốc tế; quy chế pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế; về giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ TPQT, bao gồm: Quan hệ sở hữu; quan hệ hợp đồng; quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ thừa kế và vấn đề hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong từng chế định cụ thể trên; các kiến thức lý luận và thực tiễn về: xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật; thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.
Nội dung gồm9 chương, như sau: Chương 1: Tổng quan về Tư pháp quốc tế; Chương 2: Xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài; Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; Chương 4: Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài; Chương 5: Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế; Chương 6: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế; Chương 7: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế; Chương 8: Thừa kế trong Tư pháp quốc tế; Chương 9: Hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế.
7.2.41. Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Học phần học trước: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lý luận Nhà nước và Pháp luật.
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: lý giải những vấn đề khoa học của việc hình thành các Nhà nước trong lịch sử Việt Nam, thiết chế chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước và Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ.Nghiên cứu quá trình ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX. Nghiên cứu việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và pháp luật phong kiến Việt Nam qua các giai đoan phát triển của lịch sử. Chỉ ra tinh hoa văn hóa chính trị pháp lý của ông cha ta trong quá trình dựng nước và giữ nước, những bài học lịch sử, kinh nghiệm kế thừa, những hạn chế cần khắc phục, loại bỏ.
7.2.42. Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
Học phần học trước: Những nguyên cơ bản của nghĩa Mác-Lênin, Lý luận Nhà nước và Pháp luật.
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung môn học:tìm hiểu về lịch sử hình thành tồn tại nhà nước và pháp luật; lịch sử nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa…
7.2.43. Luật Luật sư, Công chứng
Học phần học trước: lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam; Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức: chức năng xã hội của luật sư; nguyên tắc hành nghề luật sư; nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; các hành vi nghiêm cấm luật sư không được làm; tiêu chuẩn của luật sư; điều kiện hành nghề luật sư; đào tạo nghề luật sư; chức năng xã hội của công chứng viên; nguyên tắc hành nghề công chứng; giá trị pháp lý của văn bản công chứng; tiếng nói và chữ viết trong công chứng; các hành vi bị nghiêm cấm trong công chứng; tiêu chuẩn công chứng viên; đào tạo nghề công chứng.
7.2.44. Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Học phần học trước: Luật Thương mại 3
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cung cấp những kiến thức cơ bản về Luật Cạnh tranh; hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh; cơ quan quản lý cạnh tranh, các giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh; tranh chấp, các hình thức, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, các hình thức trọng tài và nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng tài; quyền và nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng.
Nội dung gồm 8 chương, như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về Luật Cạnh tranh; Chương 2: Hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Chương 3: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh; Chương 4: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cạnh tranh; Chương 5: Các giai đoạn của tố tụng cạnh tranh; Chương 6: Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; Chương 7: Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng; Chương 8: Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
7.2.45. Luật sở hữu trí tuệ
Học phần học trước: Pháp luật về doanh nghiệp
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên những cơ sở lý luận của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; kiến thức pháp lý về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền với giống cây trồng,... và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời nắm bắt được những yêu cầu khái quát về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
7.2.46. Pháp luật thanh tra và khiếu nại, tố cáo
Học phần học trước: Luật Hành chính
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Thanh tra và khiếu nại, tố cáo cung cấp những kiến thức tổng quan về các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phòng chống tham nhũng; về hoạt động thanh tra, khiếu tố của các chủ thể và cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung gồm 4 chương, như sau: Chương 1: Pháp luật về hoạt động thanh tra; Chương 2: Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Chương 3: Pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo; Chương 4: Pháp luật về phòng chống tham nhũng.
7.2.47. Pháp luật về thị trường chứng khoán
Học phần học trước: Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về pháp luật chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; kinh doanh chứng khoán.
Nội dung gồm 7 chương như sau:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về luật chứng khoán; Chương 2: Pháp luật về chào bán chứng khoán; Chương 3: Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán; Chương 4: Pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán; Chương 5: Pháp luật về kinh doanh chứng khoán; Chương 6:Pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán; Chương 7: Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp trong kinh chứng khoán.
7.2.48. Pháp luật kinh doanh bất động sản
Học phần học trước: Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; thủ tục kinh doanh nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, dịch vụ bất động sản.
Nội dung gồm 6 chương như sau: Chương 1: Khái quát về pháp luật kinh doanh bất động sản; Chương 2: Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất; Chương 3: Kinh doanh quyền sử dụng đất;Chương 4: Kinh doanh dịch vụ bất động sản; Chương 5: Hợp đồng kinh doanh bất động sản;Chương 6: Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản.
7.2.49. Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Học phần học trước: Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại như khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, điều kiện hoạt động của hoạt động nhượng quyền thương mại; nội dung, hình thức, hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Nội dung gồm 4 chương như sau: Chương 1: Một vấn đề chung về nhượng quyền thương mại; Chương 2: Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại; Chương 3: Hợp đồng trong nhượng quyền thương mại; Chương 4: Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
7.2.50. Pháp luật thương mại điện tử
Học phần học trước: Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học Luật Thương mại điện tử là môn học tự chọn trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này giới thiệu khái quát về pháp luật thương mại điện tử, hợp đồng thương mại điện tử, pháp luật điều chỉnh của website thương mại điện tử, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử.
7.2.51. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Học phần học trước: Luật tài chính
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học Luật Kinh doanh bảo hiểm là môn học tự chọn trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức pháp lý cơ bản về những nội dung như (i) Những quy định chưng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm: chủ thể trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, điều kiện kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm...; (ii) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người; (iii) Pháp luật về họp đồng bảo hiểm tài sản; (iv) Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự; (v) Quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
7.2.52. Luật Tài chính
Học phần học trước: Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Tài chính cung cấp những kiến thức về các thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và thuế; phân tích được các quy định pháp luật về tạo lập, sử dụng, phân phối quỹ ngân sách nhà nước cũng như các quy định về kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; lĩnh vực thuế và các quy định pháp luật về các sắc thuế như đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, những trường hợp không chịu thuế, căn cứ tính thuế, chế độ miễn giảm… trong từng sắc thuế; về đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với tất cả các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế.
Nội dung học phần gồm 6 chương như sau: Chương 1: Khái quát pháp luật về ngân sách nhà nước; Chương 2: Chu trình ngân sách nhà nước; Chương 3: Chế độ pháp lý về các khoản thu ngân sách nhà nước; Chương 4: Chế độ pháp lý về các khoản chi ngân sách nhà nước; Chương 5: Khái quát về thuế và pháp luật thuế Việt Nam; Chương 6: Các sắc thuế chủ yếu hiện hành theo pháp luật Việt Nam.
7.2.53. Luật Ngân hàng
Học phần học trước:Luật Thương mại
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần cung cấp những kiến thức về các khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực pháp luật ngân hàng; vị trí pháp lý và các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; vị trí pháp lý và các hoạt động của Tổ chức tín dụng; phân tích được đặc điểm, bản chất, các yếu tố đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Nội dung gồm 06 chương, như sau: Chương 1: Lý luận chung về ngân hàng và luật ngân hàng; Chương 2: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chương 3: Pháp luật về tổ chức tín dụng; Chương 4: Pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối; Chương 5: Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; Chương 6: Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
7.2.54. Luật Môi trường
Học phần học trước:Luật Hành chính, Luật Hình sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Học phần Luật Môi trường cung cấp những kiến thức tổng quan về môi trường; quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; cách thức giải quyết tranh chấp về môi trường và các vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế về môi trường.
Nội dung gồm 05 chương, như sau: Chương 1: Khái niệm về luật môi trường; Chương 2: Pháp luật về đánh giá môi trường; Chương 3: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Chương 4:Giải quyết tranh chấp môi trường; Chương 5: Luật quốc tế về môi trường.
7.2.55. Tội phạm học
Học phần học trước: Luật Hình sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ bản vềtội phạm học và vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học; tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội; các vấn đề về phòng ngừa tội phạm và dự báo tình hình tội phạm, kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nội dung bao gồm 6 chương như sau: Chương 1: Khái niệm tội phạm học và vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học; Chương 2: Tình hình tội phạm; Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; Chương 4: Nhân thân người phạm tội; Chương 5: Phòng ngừa tội phạm; Chương 6: Dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm.
7.2.56. Pháp luật về phòng chống tham nhũng
Học phần học trước: Tội phạm học và luật hình sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng và một số nhóm tội phạm cụ thể:
-
Những vấn đề chung về phòng, chống tham nhũng, bao gồm: khái niệm tham nhũng; các hành vi tham nhũng; khái niệm phòng, chống tham nhũng; nguyên tắc xử lý tham nhũng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
-
Các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng như: công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
-
Vấn đề phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng như: ý nghĩa của việc phát hiện tham nhũng, các biện pháp phát hiện tham nhũng; xử lý người tham nhũng, xử lý tài sản tham nhũng; các vấn đề về Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; vấn đề giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
Phân tích nhóm nhóm các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
7.2.57. Anh văn pháp lý
Học phần học trước: Luật so sánh, luật hình sự và luật dân sự
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này giúp sinh viên phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết cũng như kiến thức cơ bản về ngữ pháp và sử dụng được các từ vựng ở mức độ khá phức tạp và liên quan đến việc giải quyết các tình huống yêu cầu mức độ ngôn ngữ ở mức tiền trung cấp. Học phần là tiền đề quan trọng để sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp và có thể sử dụng tiếng Anh pháp lý trong việc phát triển chuyên môn và nghề nghiệp sau này để từ đó có thái độ đúng đắn hơn đối với học tập tiếng Anh.
Học phần được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng về pháp lý, cấu trúc văn phạm trong pháp lý, và những bài tập rèn luyện 4 kỹ năng, đặc biệt chú trọng kỹ năng nghe và nói. Sinh viên được rèn luyện ngữ âm và khả năng diễn đạt tự tin với những ngữ liệu được cung cấp trong giáo trình xoay quanh các chủ đề quen thuộc về pháp lý và chia sẻ các vấn đề của người khác, khiếu nại, xin lỗi và thể hiện sự đồng cảm.
7.2.58. Kỹ năng soạn thảo văn bản
Học phần tiên quyết, học trước: Sinh viên đã học xong các môn học:
-
Lý luận Nhà nước và Pháp luật
-
Luật Hiến pháp Việt Nam
Nội dung môn học: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước; nguyên tắc, quy trình xây dựng và ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước; thẩm quyền ban hành văn bản quản lý nhà nước và các hình thức văn bản quản lý nhà nước được áp dụng ở nước ta hiện nay; quy trình soạn thảo một số văn bản quản lý nhà nước và các mẫu văn bản cụ thể.
7.2.59. Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng
Học phần học trước: Kỹ năng soạn thảo văn bản
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Hợp đồng được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau. Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng, trong đó Bộ luật dân sự được coi là luật chung. Ngoài ra, mỗi loại hợp đồng còn được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành, chẳng hạn: hợp đồng bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng về nhà ở được điều chỉnh bởi Luật nhà ở, một số hợp đồng trong thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại… Tuy nhiên, trên thực tế, khi đàm phán và soạn thảo hợp đồng, các bên đều hướng đến việc đảm bảo lợi ích và an toàn nhất cho mình trên cơ sở phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Học phần này nhằm hướng dẫn cho người học các kĩ năng khi đàm phán hợp đồng, kĩ năng soạn thảo và kí kết hợp đồng sao cho hợp đồng luôn mang tính cụ thể, minh bạch, được pháp luật thừa nhận và là cơ sở bảo đảm quyền lợi của các bên.
-
Các loại hợp đồng trong hoạt động kinh doanh; Kỹ năng soạn thảo các hợp đồng, phòng ngừa các rủi ro phát sinh từ hợp đồng;
-
Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và hoạt động kinh doanh, ưu điểm và hạn chế; Những vấn đề cần lưu ý
7.2.60. Kỹ năng tư vấn, tranh tụng trong tố tụng hình sự
Học phần học trước: Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: hoạt động tranh tụng hình sự của Luật sư được quy định cơ bản trong các nguồn pháp luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt, một số điểm mới đáng chú ý của BLTTHS 2015 so với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự trước đây có thể nói là cơ sở pháp lý thuận lợi để nâng cao vai trò, vị thế của Luật sư trong hoạt động tranh tụng. Từ nhiệm vụ và mục tiêu hướng tới bảo vệ quyền con người, chính là việc bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền được bào chữa, quyền được bảo vệ của người bị buộc tội và đương sự trong vụ án hình sự. Để thực hiện các mục tiêu, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2018. Nhiệm vụ cơ bản của hai Bộ luật này là bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Qua hơn 03 năm có hiệu lực và đi vào cuộc sống, hệ thống pháp luật hình sự và tố tụng mới (được sửa đổi, bổ sung) đã và đang phát huy những mặt và những nội dung tích cực, đóng góp vào mục tiêu và nhiệm vụ quốc gia là xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, thực hành quyền tư pháp hình sự tiên tiến, văn minh, hạn chế những bất cập yếu kém trong hoạt động tư pháp, thực hiện các biện pháp hạn chế và phòng tránh oan sai cho người bị buộc tội. Một trong nhiều biện pháp của hệ thống pháp luật hình sự mới đó chính là các quy định bổ sung vào mô hình tố tụng, từ mô hình thẩm vấn buộc tội, sang mô hình tố tụng kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng.
7.2.61. Kỹ năng tư vấn, tranh tụng trong tố tụng dân sự
Học phần học trước: Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Còn tranh luận được hiểu là: “bàn cãi tìm ra lẽ phải” [1]; là một phần tố tụng của phiên tòa, được tiến hành sau khi kết thúc phần xét hỏi.[2] Tương ứng với các loại tố tụng có tranh tụng trong tố tụng hình sự, tranh tụng trong tố tụng hành chính và tranh tụng trong tố tụng dân sự. Tương ứng với các loại phiên tòa có tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, tranh tụng trong tố tụng dân sự là một loại tranh tụng trong tố tụng, bao hàm cả hoạt động tranh tụng trước khi mở phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa và tranh trụng sau khi có quyết định giải quyết vụ án dân sự. Vì tố tụng dân sự là quá trình giải quyết vụ án dân sự cho nên tranh tụng trong tố tụng dân sự là tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Theo đó, có thể hiểu giới hạn của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng, giới hạn của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự bắt đầu từ khi có tranh chấp dân sự và đương sự thể hiện nhu cầu giải quyết tranh chấp đó, kết thúc khi giải quyết xong tranh chấp dân sự bao gồm cả giai đoạn thi hành án dân sự. Nếu có tranh chấp dân sự nhưng đương sự không muốn giải quyết tranh chấp thì không xuất hiện nhu cầu tranh tụng để giải quyết tranh chấp. Việc đương sự là người thắng kiện trong vụ việc dân sự từ chối (không làm đơn) yêu cầu thi hành án dân sự trong thời hạn do pháp luật quy định có thể được hiểu là nội dung quyền tự định đoạt của đương sự và thể hiện quan điểm tranh tụng của đương sự. Bởi lẽ, trong thực tiễn có vụ tranh chấp dân sự, đương sự chỉ cần Tòa án ra phán quyết là mình thắng kiện mà không cần buộc bên thua kiện thi hành quyết định của Tòa án. Mặt khác, hiểu giới hạn của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự theo nghĩa rộng có ý nghĩa rất lớn đối với việc Tòa án ghi nhận và cho thi hành kết quả hòa giải thành những tranh chấp dân sự trong nhân dân do Ban tư pháp và các đoàn thể chính trị cấp xã thực hiện. Việc giải quyết tranh chấp dân sự theo cơ chế pháp lý này sẽ hạn chế được rất nhiều vụ kiện dân sự mà Tòa án phải giải quyết, xét xử và đương nhiên sẽ giảm chi phí xã hội rất lớn cho việc giải quyết tranh chấp dân sự.
- Theo nghĩa hẹp, giới hạn của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự và kết thúc khi Tòa án ra quyết định, bản án giải quyết vụ việc đó. Giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định với nguyên tắc xét xử hai cấp. Cho nên, mặc dù tranh tụng trong tố tụng dân sự được bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện và kết thúc khi Tòa án ra quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự nhưng tập trung nhất là ở các giai đoạn: chuẩn bị xét xử; xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Bởi lẽ, giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ là những thủ tục đặc biệt, Tòa án xét xử thông qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, hầu như không có sự hiện diện của các bên đương sự. Nếu quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại thì lại bắt đầu một quá trình tranh tụng mới.
7.2.62. Công tác pháp chế trong doanh nghiệp
Học phần học trước:Kỹ năng soạn thảo văn bản
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Công tác pháp chế là điều mà mọi doanh nghiệp phải tuân thủ, thực thi. Theo đánh giá, các cán bộ pháp chế đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây là các vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp:
- Xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp
Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp là những người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ. Bên cạnh đó, người làm pháp chế doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản, trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
- Kiểm soát hoạt động pháp chế trong tổ chức
Người làm công tác pháp chế đóng góp những vai trò lớn như:
+Giám sát, kiểm soát hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động tuân thủ các Quy định nội bộ
+Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp
-Bên cạnh đó, tham gia tố tụng hoặc tham mưu với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp
+Người làm công tác pháp chế có vai trò đề xuất ý kiến về pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo.
+Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
7.2.63. Quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp.
Học phần học trước:
Mục tiêu
+ Kiến thức trình bày được nguyên lí môn học này
+ Kỹ năng vận dụng nguyên lí của môn học này vào giải quyết các tình huống luật trong bài tập nhóm
+ Thái độ sinh viên chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định môn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Pháp luật quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp giúp sinh viên nắm bắt các quy định của pháp luật về phá sản và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, bao gồm những nội dung cơ bản: khái niệm phá sản; trình tự, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tiến hành phá sản và chủ thể tham gia quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại để xác định thẩm quyền giải quyết của các cơ quan; các hình thức giải quyết tranh chấp; địa vị pháp lý của trọng tài thương mại của Việt Nam; thủ tục tố tụng trọng tài theo Luật trọng tài Việt Nam
7.2.64. Thực tập tốt nghiệp
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Học phần này sinh viên sẽ được thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp bao gồm các việc sau:tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, doanh nghiệp; được giao nhiệm vụ cụ thể, thực hiện nhiệm vụ; viết báo cáo thực tập...
7.2.65. Khóa luận tốt nghiệp
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Trong học phần này sinh viên sử dụng các kiến thức chuyên ngành đã học hoặc tự học để giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành.
Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên đạt được hệ thống và hiểu sâu các kiến thức đã học chuyên về luật học, biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan. Sinh viên có ý thức tự giác trong nghiên cứu, nghiêm túc tích cực, khách quan trong tư duy và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Thể hiện sự yêu thích, đam mê, tự tin của người học khi nghiên cứu về lĩnh vực Luật học.
Sinh viên nghiên cứu một vấn đề liên quan đến lĩnh vực luật học cụ thể:
Chương I: Tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Thu thập, xử lý, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương III: Rút ra nhận xét và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.
8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)
(Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học)
STT |
Mã học phần |
TÊN HỌC PHẦN |
Tín chỉ |
||
---|---|---|---|---|---|
Tổng |
LT |
TH |
|||
HỌC KỲ I |
|||||
1. |
06026 |
Triết học Mác-Lênin |
3 |
3 |
|
2. |
64051 |
Xã hội học đại cương |
2 |
2 |
|
3. |
07002 |
Tiếng Anh 1 |
3 |
3 |
|
4. |
06010 |
Giáo dục Thể chất 1 |
1* |
1 |
|
5. |
64004 |
Lý luận nhà nước và pháp luật |
3 |
3 |
|
6. |
64005 |
Luật Hiến pháp |
3 |
3 |
|
Tổng cộng HK1 |
15 |
15 |
|||
HỌC KỲ 2 |
|||||
1. |
06027 |
Kinh tế chính trị Mác - Lênin |
2 |
2 |
|
2. |
07003 |
Tiếng Anh 2 |
3 |
3 |
|
3. |
06008 |
Toán cao cấp |
3 |
3 |
|
4. |
06011 |
Giáo dục Thể chất 2 |
1* |
1 |
|
5. |
06006 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
9* |
||
6. |
64008 |
Luật Dân sự 1 |
3 |
3 |
|
64003 |
Tâm lý học đại cương |
2 |
2 |
||
Tổng cộng HK2 |
23 |
||||
HỌC KỲ 3 |
|||||
Học phần bắt buộc |
17 |
17 |
|||
1. |
06028 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
2 |
|
2. |
07004 |
Tiếng Anh 3 |
3 |
3 |
|
3. |
06012 |
Giáo dục Thể chất 3 |
1* |
1 |
|
4. |
64002 |
Logic học |
2 |
2 |
|
5. |
64009 |
Luật Dân sự 2 |
3 |
3 |
|
6. |
64010 |
Luật Hình sự |
3 |
3 |
|
10203 |
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh |
3 |
3 |
||
Học phần tự chọn (Sinh viên chọn tối thiểu 5 tín chỉ) |
5 |
5 |
|||
1. |
07061 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
2 |
2 |
|
2. |
10101 |
Quản trị học |
3 |
3 |
|
3. |
10201 |
Kinh tế vi mô |
3 |
3 |
|
4. |
10202 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
3 |
|
Tổng cộng HK3 |
22 |
19 |
|||
HỌC KỲ 4 |
|||||
1. |
06030 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
2 |
|
2. |
06029 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
2 |
|
3. |
06007 |
Tin học đại cương |
3 |
3 |
|
4. |
64011 |
Luật Hành chính |
3 |
3 |
|
5. |
64013 |
Luật Tố tụng hình sự |
2 |
2 |
|
6. |
64021 |
Công pháp quốc tế |
3 |
3 |
|
7. |
64007 |
Xây dựng văn bản pháp luật |
2 |
2 |
|
Tổng cộng HK4 |
17 |
17 |
|||
HỌC KỲ 5 |
|||||
1. |
64016 |
Pháp luật về doanh nghiệp |
3 |
3 |
|
2. |
64014 |
Luật Thương mại |
3 |
3 |
|
3. |
64015 |
Luật Hôn nhân và Gia đình |
2 |
2 |
|
4. |
07063 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
|
5. |
64012 |
Luật Tố tụng dân sự |
3 |
3 |
|
6. |
64022 |
Tư pháp Quốc tế |
3 |
3 |
|
Tổng cộng HK5 |
16 |
16 |
|||
HỌC KỲ 6 |
|||||
Học phần bắt buộc |
11 |
11 |
|||
1. |
64018 |
Luật Đất đai |
3 |
3 |
|
2. |
64019 |
Luật Lao động |
3 |
3 |
|
3. |
64017 |
Pháp luật về đầu tư |
2 |
2 |
|
4. |
64020 |
Luật Thương mại quốc tế |
3 |
3 |
|
Học phần tự chọn (sinh viên chọn 4 tín chỉ) |
4 |
4 |
|||
1. |
64023 |
Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt nam |
2 |
2 |
|
2. |
64024 |
Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới |
2 |
2 |
|
3. |
64029 |
Pháp luật về thị trường chứng khoán |
2 |
2 |
|
4. |
64030 |
Pháp luật về kinh doanh bất động sản |
2 |
2 |
|
5. |
64031 |
Pháp luật về nhượng quyền thương mại |
2 |
2 |
|
6. |
64026 |
Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
2 |
2 |
|
7. |
64027 |
Luật Sở hữu trí tuệ |
2 |
2 |
|
Tổng cộng HK6 |
15 |
15 |
|||
HỌC KỲ 7 |
|||||
Học phần bắt buộc |
4 |
2 |
|||
1. |
64006 |
Luật học so sánh |
2 |
2 |
|
2. |
64090 |
Kiến tập |
2 |
2 |
|
Học phần tự chọn (Sinh viên chọn 10 tín chỉ) |
10 |
10 |
|||
1. |
64028 |
Pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo |
2 |
2 |
|
2. |
64032 |
Pháp luật thương mại điện tử |
2 |
2 |
|
3. |
64033 |
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm |
2 |
2 |
|
4. |
64025 |
Luật Luật sư, công chứng |
2 |
2 |
|
5. |
64036 |
Luật Môi trường |
2 |
2 |
|
6. |
63035 |
Luật Ngân hàng |
2 |
2 |
|
7. |
64034 |
Luật Tài chính |
2 |
2 |
|
8. |
64037 |
Tội phạm học |
2 |
2 |
|
9. |
64038 |
Pháp luật về phòng chống tham nhũng |
2 |
2 |
|
10. |
64044 |
Kỹ năng soạn thảo văn bản |
2 |
2 |
|
11. |
64041 |
Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng |
2 |
2 |
|
12. |
64042 |
Kỹ năng tư vấn và tranh tụng trong tố tụng hình sự |
2 |
2 |
|
13. |
64043 |
Kỹ năng tư vấn và tranh tụng trong tố tụng dân sự |
2 |
2 |
|
14. |
64044 |
Công tác Pháp chế trong doanh nghiệp |
2 |
2 |
|
15. |
64039 |
Anh văn pháp lý |
2 |
2 |
|
16. |
64045 |
Quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp |
2 |
2 |
|
Tổng cộng HK7 |
14 |
12 |
|||
HỌC KỲ 8 |
|||||
Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp |
10 |
5 |
5 |
||
64076 |
Thực tập tốt nghiệp |
5 |
5 |
||
64077 |
Khóa luận tốt nghiệp |
5 |
5 |
||
Tổng cộng HK8 |
10 |
5 |
5 |
||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ TOÀN KHÓA |
121 |
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.
- Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài trường). Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.
- Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.